Thờ tự Địa Tạng Vương Bồ Tát thành tự 4 công đức lớn

2021-04-24 09:40:09.0
Công Năng, Oai Lực của đức Địa Tạng bao trùm khắp Tam Giới, không thể nghĩ bàn. Riêng trong cõi thế gian này Đức Thích Ca Mâu Ni qua kinh Địa Tạng Bản Nguyện đã cho chúng ta biết nếu ai nghe được danh hiệu bồ tát Địa Tạng rồi chí tâm quy y, cúng dường, chiêm ngưỡng, thờ tự bồ tát sẽ được các lợi ích sau đây. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu nhé.

MỤC LỤC

    Công Năng, Oai Lực của đức Địa Tạng bao trùm khắp Tam Giới, không thể nghĩ bàn. Riêng trong cõi thế gian này Đức Thích Ca Mâu Ni qua kinh Địa Tạng Bản Nguyện đã cho chúng ta biết nếu ai nghe được danh hiệu bồ tát Địa Tạng rồi chí tâm quy y, cúng dường, chiêm ngưỡng, thờ tự bồ tát sẽ được các lợi ích sau đây. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu nhé.

    I. Danh đức của Bồ Tát  Địa Tạng

    1. Giải thích danh nghĩa

    Trong Phật pháp, Bồ-tát y theo đức lập tên, không giống như tên của người thường, chẳng liên quan gì đến tâm hạnh của bản thân. Người Trung Quốc biết rất rõ bốn vị đại Bồ-tát, nên đều có lời văn ca ngợi thánh hiệu của mỗi Ngài, như: “Đại trí Văn-thù Sư-lợi”, “đại hạnh Phổ Hiền”, “đại bi Quán Thế Âm”, “đại nguyện Địa Tạng”. Nguyện lực của Bồ-tát Địa Tạng hết sức sâu rộng. Trong hệ thống kinh điển Phật giáo Phát triển có “Đại Tập kinh”, lúc đức Như Lai diễn nói giáo pháp giải thoát của Ngài, đại chúng 10 phương vân tập trong đại pháp hội, do đó mà có tên gọi. Trong đại pháp hội, chư Bồ-tát phần lớn lấy chữ “Tạng” làm tên, như Nhật Tạng, Nguyệt Tạng, Hư Không Tạng, Kim Cang Tạng, Tu-di Tạng, Địa Tạng… Sao gọi là Địa Tạng? “Địa” là đất nước, thế giới, cũng là “địa đại1”; “Tạng” nghĩa là chứa đựng, phục tàng2, như mỏ vàng, mỏ bạch ngân, mỏ than, mỏ sắt… Chữ “tạng” trong Phật giáo, chỉ cho vật cất chứa trong kho. Hàm nghĩa của danh từ “địa tạng”, một mặt là nói “từ đất”: Địa là một trong tứ đại (địa, thủy, hỏa và phong), có khả năng đảm đương tất cả, hết thảy núi non, vạn vật đều tồn tại trên đất; tất cả dụ cho công đức của Bồ-tát, có khả năng làm hết thảy những việc khó làm cho chúng sinh. Mặt khác, đất cũng còn có nghĩa “nương nhờ”, hết thảy cỏ cây, đều nương vào đất mà có, nhờ đất sinh trưởng, ngụ ý tất cả công đức tự lợi lợi tha, đều nương nơi vị Bồ-tát này mà tồn tại và phát triển. Bồ-tát Địa Tạng có khả năng hàm chứa hết thảy mọi công đức, nguồn gốc sản sinh ra hết thảy công đức, làm việc khó làm, cứu độ chúng sinh, cho nên có tên Địa Tạng. Người ta thường gọi Ngài là Địa Tạng Vương, trong kinh chỉ có tên Địa Tạng không có chữ “Vương”, có lẽ Tì-kheo Địa Tạng là con của quốc vương Tân-la, do đó thêm chữ “Vương” để tôn xưng?

    2. Tán thán công đức

    Địa Tạng của Cửu Hoa Sơn, chỉ là ứng hóa thân của Bồ-tát Địa Tạng, chúng ta cần tìm hiểu công đức chân thật của Ngài. Kinh Chiếm Sát ghi: “Từ khi phát tâm đến nay, đã trải qua vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn A- tăng-kì-kiếp, lâu xa như Tát-bà-nhã hải, công đức viên mãn, nhưng bởi vì thừa bản nguyện, phương tiện khéo léo hóa hiện khắp cả mười phương thế giới”. Theo như kinh văn, từ khi Bồ-tát Địa Tạng phát tâm tu hành đến nay, đã rất lâu xa - vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn A-tăng-kì-kiếp. Công đức và trí tuệ so với đức Như Lai không hai không khác. Tát-bà-nhã chỉ cho nhất thiết trí - Phật trí. Tát-bà-nhã hải hình dung cho đại giác ngộ, đại trí tuệ của Phật, sâu rộng như đại dương mênh mông. Bồ-tát Địa Tạng đã trải qua vô lượng vô biên kiếp tu hành, sớm đạt được biển trí tuệ của Phật, công đức viên mãn, tròn đầy, đáng ra thành Phật từ lâu. Nhưng Bồ-tát phát nguyện cần phải độ tận chúng sinh, cho nên giấu đi công đức chân thật của Ngài, dùng đại lực bổn nguyện, thần thông tự tại, thị hiện đến khắp nơi để tuyên giảng phương pháp giải thoát của Phật-đà, cứu độ người, trời. Kinh Lăng-Già ghi: Có Bồ-tát tấm lòng đại bi, vĩnh viễn không chịu thành Phật. Đây chẳng phải do trình độ còn non kém, hoặc giải đãi trên lộ trình giác ngộ, mà do nguyện lực đại bi, phát nguyện độ tận hết thảy chúng sinh, cho nên công đức sánh ngang bằng Phật, mà không thị hiện thân Phật, vẫn hiện thân Bồ-tát, để độ thoát chúng sinh trong thế giới mười phương.

    Công đức của Bồ-tát Địa Tạng bằng với Phật, cho nên kính tin công đức của Bồ-tát cũng đã không thể nghĩ bàn. Như kinh Thập Luân quyển 1 ghi: “Đối với chư đại Bồ-tát, chí tâm quay về nương tựa trong trăm kiếp, xưng tán, tụng niệm thánh hiệu, lễ bái cúng dường, nguyện cầu, không bằng có người chỉ trong khoảnh khắc, chí tâm quay về nương tựa, xưng tán tụng niệm thánh hiệu, lễ bái cúng dường Bồ-tát Địa Tạng, cầu nguyện điều gì, cũng đều được toại ý… Giống ngọc Như Ý, cũng như phục tàng”. Kinh còn ghi: Nếu chí thành quay về nương tựa chư đại Bồ-tát, như Văn-thù Sư-lợi, Di-lặc…, xưng niệm thánh hiệu, lễ bái cúng dường, cầu nguyện, như cầu khỏe mạnh, sống lâu, giàu sang, hoặc cầu đoạn trừ phiền não…; cầu nguyện với chư đại Bồ-tát cả trăm kiếp, không bằng có người trong khoảng bữa ăn - trong thời gian ngắn chí tâm quay về nương tựa Bồ-tát Địa Tạng, xưng niệm thánh hiệu, kiền thành kính lễ đại công đức của Ngài, nếu có nguyện cầu điều chi, cũng đều được viên mãn, đạt thành sở nguyện. Đây là hoằng dương pháp môn của Bồ-tát Địa Tạng, cho nên đặc biệt tán thán công đức thù thắng của Ngài. Giống như ngọc Như Ý, tức ngọc Ma-ni, bảo châu này có khả năng sinh ra tất cả mọi thứ, đáp ứng đầy đủ những gì mình mong cầu. Bi nguyện cứu độ của Bồ-tát Địa Tạng, cũng đáp ứng đầy đủ sở nguyện của chúng sinh. Như người nghèo khổ gặp kho báu, lập tức trở nên giàu sang, cái gì cũng có. Nếu chúng sinh nào gặp nhiều gian khổ, không được tự tại, thực tập pháp môn Địa Tạng, tự nhiên tất cả đều được vừa ý. Ngoài ra, theo kinh Địa Tạng Thập Luân, Bồ-tát Địa Tạng giống như Bồ-tát Quán Thế Âm, thị hiện vô lượng thân ở khắp mười phương thế giới, diễn nói vô lượng pháp môn tu tập, đưa chúng sinh thoát khỏi vô lượng khổ nạn.

    Bồ-tát Địa Tạng còn một công đức đặc thù, được phát xuất từ tên gọi của Ngài. Kinh Thập Luân quyển 1 ghi: “Có khả năng giúp cho hết thảy cỏ, cây… hoa trái trên đất, đều được sinh trưởng”. Người dân ở quê, mong muốn của họ là mùa màng bội thu. Bồ-tát Địa Tạng có khả năng đáp ứng đầy đủ sở nguyện của chúng sinh, nuôi dưỡng tất cả hoa trái, cây cối, những gì sinh trưởng trên đất, đều được thu hoạch dồi dào. Kinh này được phiên dịch, do ít ai giảng dạy, công đức đặc thù này của Bồ-tát Địa Tạng ít người chú ý. Hiểu được điều này, người nông dân nên chí thành cầu nguyện và cảm ơn Ngài.

    Bồ-tát Địa Tạng còn trị lành bệnh tật. Kinh  Tu-Di Tạng ghi: “Thầy (Bồ-tát Địa Tạng) nên làm vị thầy thuốc lớn, thầy thuốc hay cho hết thảy chúng sinh. Vì sao? Vì thân thầy là thuốc lớn vi diệu”. Thuốc của ngày xưa, chủ yếu là cây cỏ trên đất và khoáng vật trong lòng đất, do đó công đức của Bồ-tát Địa Tạng, chẳng khác nào đức Phật Dược Sư. Không chỉ là đại dược vương, mà còn là đại diệu dược, có khả năng giúp tăng trưởng tinh thần, sức khỏe dồi dào, tẩy trừ bệnh tật cho chúng sinh. Nếu được thấy Bồ-tát, gần gũi Ngài, thì tất cả bệnh - thân bệnh, tâm bệnh, sinh tử phiền não bệnh đều được tiêu trừ, tất cả công đức đều được đầy đủ.

    Cuối cùng, chính là điều mà chúng ta đã biết, theo kinh Địa Tạng Bồ-Tát Bổn Nguyện Công Đức: “Địa ngục chưa hết người thề không thành Phật”. Theo kinh Địa Tạng Bồ-Tát Bổn Nguyện, Bồ-tát Địa Tạng nguyện phải độ hết chúng sinh trong địa ngục. Chúng sinh chịu nhiều thống khổ nhất phải kể đến chúng sinh trong địa ngục, Bồ-tát phát đại nguyện, càng phải ra sức cứu độ những chúng sinh chịu nhiều thống khổ này.

    II. Trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, đức Phật nói về bốn tiền thân, với bốn đại nguyện của ngài Địa Tạng như sau

    1. Trong vô lượng kiếp về trước, ngài Địa Tạng là một vị Trưởng giả, nhờ phước duyên được chiêm ngưỡng, đảnh lễ và được sự chỉ dạy của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, vị Trưởng giả này đã phát đại nguyện: “Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng nó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.” 

    2. Vào thời quá khứ vô số kiếp trước, thuở đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, tiền thân của Ngài là một người nữ dòng dõi Bà-la-môn có nhiều phước đức và oai lực; nhưng mẹ của cô không tin vào nhân quả tội phước, tạo rất nhiều ác nghiệp, sau khi chết bị đọa vào địa ngục. Là người con chí hiếu, cô rất thương nhớ mẹ, và đã làm vô lượng điều lành, đem công đức ấy hồi hướng cho mẹ, và cầu nguyện đức Phật cứu giúp. Nhờ các công đức chí thành ấy, đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại đã cho cô biết là mẹ của Cô đã được thoát khỏi cảnh địa ngục và vãng sanh về cõi trời. Vô cùng hoan hỉ trước tin ấy, cô đã đối trước đức Phật Giác Hoa phát nguyện: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát.”


    3. Trong hằng hà sa số kiếp về trước, thuở đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, ngài Địa Tạng là một vị vua rất Từ bi, thương dân như con … nhưng chúng sanh lúc ấy tạo rất nhiều ác nghiệp, vị vua hiền đức này đã phát nguyện: “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.”



     4. Vô lượng kiếp về thuở quá khứ, thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, ngài Địa Tạng là một hiếu nữ tên Quang Mục có nhiều phước đức. Nhưng mẹ của Quang Mục lại là người rất ác, tạo vô số ác nghiệp. Khi mạng chung, bà bị đọa vào địa ngục. Quang Mục tạo nhiều công đức hồi hướng cho mẹ, và nhờ phước duyên cúng dường một vị A-la-hán, vị Thánh này đã cho biết rằng, mẹ của cô đã thoát khỏi cảnh địa ngục sanh vào cõi người, nhưng vẫn còn chịu quả báo sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, lại bị chết yểu… vì lòng thương mẹ và chúng sanh, Quang Mục đã đối trước đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phát nguyện: “Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sanh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh và ngạ quỉ, v.v... Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác.”

    III. Thờ tự Địa Tạng Vương Bồ Tát thành tự 4 công đức lớn

    1. Gia đình nào làm nhà mới, nên lập bàn thờ  Ngài Địa Tạng và trì tụng Kinh Địa Tạng. Nếu đó là khu đất dữ sẽ được hoá lành, ngày đêm thường quỷ thần hộ trì cho an toàn.

    2. Gia đình nào có người mang thai, người mẹ vì đứa con mình mà trì tụng kinh địa tạng, nếu đứa con này đến để báo oán thì nhờ phước này được hoá giải, nếu đứa con này đến trả ơn thì sẽ được bình an và tăng phước báo cho gia đình.

    3. Trong đêm ngủ thường mơ thấy điềm xấu, thấy hình thù quái lạ, tỉnh dậy tâm bất an liền trì tụng kinh địa tạng mà sám hối, thì giấc mơ đó sẽ không lặp lại nữa.

    4. Gia đình nào có thân nhân mất, liền đem hết đồ đạc của người mất đứng trước bàn thờ và khấn xin đem đồ dùng này đi cúng dường Ngài Địa Tạng, dùng số tiền này tạc thành tượng Bồ Tát Địa Tạng, hoặc in kinh sách cho người đời tụng đọc, với công đức ấy người quá cố sẽ sinh vào cõi lành mà hưởng phước báo.

    Khi đọc đến đây rồi, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết. Việc làm này công đức như việc con đã in kinh sách vậy.

    Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát chứng minh công đức.

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Chia sẻ