Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa cờ ngũ sắc của Phật giáo

2021-10-05 06:03:51.0
Lá cờ được chia thành sáu phần hay sáu sọc theo chiều dọc, tượng trưng cho sáu thể dạng của chúng sinh, tức Lục thú hay Lục đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, A-tu-la và thiên). Sọc thứ sáu, tổng hợp của năm màu, tượng trưng cho sự hòa đồng, không phân biệt giữa tất cả chúng sinh.

MỤC LỤC

    Cờ Phật giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật giáo còn tượng trưng cho niềm Chính tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật. Ngoài ra, cờ Phật giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Ðạo Pháp và dân tộc. Nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc, ý nghĩa cờ ngũ sắc của Phật giáo. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

    1. Nguồn gốc lá cờ Phật giáo

    Người phác họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey - Hoa Kỳ và mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, Ấn Ðộ. Ông nguyên là Ðại Tá Hải Quân của Quân Ðội Hoa Kỳ. Khoảng năm 1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily Graphic, đã giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891) để viết bài về trường hợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, hai người đã gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo.
     
    Bà H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những nguời đã thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Ðộ.
     
    Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala nguời Tích Lan - môn đệ của Olcott - đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Ðộ ngày 21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp thế giới.
     
    Ông và bà Blavatsky thọ trì Tam quy, Ngũ giới với Thượng tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng, Ni, Phật tử và gây xúc động mạnh mẽ cho những Phật tử đã chứng kiến, vì đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ Quy y cho hai người Phật tử Âu Mỹ.


     
    Sự nghiệp truyền bá và chấn hưng Phật Giáo của ông không thể nói hết trong khuôn khổ bài nầy. Ông đã tổ chức những trường học Phật Giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh. Số trường học lúc ban đầu chỉ có 46 trường (năm 1897) và 6 năm sau (1903), số trường học đã lên đến 174 trường, và đến năm 1940 đã có 429 trường, trong đó có 12 Trường Trung học được chính phủ tài trợ . Không chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường học Phật Giáo ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Ðiện, Ấn Ðộ.
     
    Năm 1889, ông cùng Thượng tọa Susmangala (Tích Lan) phỏng theo sáu mầu hào quang của Ðức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật Giáo. Về ý nghĩa, ông phát biểu như sau : "Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo".

    Lá cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Ðản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Ðại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo (thủ đô Tích Lan) từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2), Hội nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế Giới.
     
    Ðến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Ðàm (cố đô Huế) một Ðại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Trong dịp nầy, Thượng tọa Tố Liên đã tặng Ðại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đã chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt Nam.
     
    Bằng một tâm hồn thiết tha với Ðạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm, Phật tử Henry Steel Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình, để phục vụ tha nhân và ông mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Ðức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi.

    2. Màu sắc & thiết kế tiêu chuẩn

    Thiết kế của Cờ Phật giáo tiêu chuẩn bao gồm sáu sọc màu dọc có chiều rộng bằng nhau – xanh lam, vàng, đỏ, trắng, cam và sự kết hợp của năm màu làm màu thứ sáu. Vì lý do đồ họa, sọc thứ sáu được hiển thị dưới dạng năm thanh ngang bao gồm các màu khác.

    Những tia sáng sáu màu này (tiếng Pali: ramsi ) được cho là phát ra từ Đức Phật khi Ngài đạt được Giác ngộ – sự chứng ngộ vĩ đại của chân lý vũ trụ. Mỗi màu này thể hiện một phẩm chất đặc biệt nổi bật của Phật giáo.

    Blue   Nīla

    Màu xanh lam tượng trưng cho phẩm chất của hòa bình, lòng từ vô điều kiện ( mettā ) và lòng từ bi ( karunā ). Đức Phật nhận ra Chân lý không chỉ vì sự giải thoát của chính Ngài mà còn vì lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh. Vì vậy, việc thực hành Giáo pháp của chúng ta cũng dựa trên lòng từ và sự hòa hợp với người khác, và từ bi với tất cả những người đau khổ.

    Pīta vàng  

    Màu vàng tượng trưng cho con đường Trung đạo, tránh sự vô ích của sự buông thả và tự hành xác. Trung đạo là sự kết hợp của 8 phẩm chất cao quý – Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh kiến.

    Lohitaka đỏ  

    Màu đỏ tượng trưng cho những phước lành khi sống theo các nguyên tắc của Giáo pháp. Chúng ta có được những phước lành của lòng rộng lượng, đức hạnh, sự dũng cảm và trí tuệ bằng cách thực hành Giáo pháp.

    Odāta trắng  

    Màu trắng tượng trưng cho sự thanh khiết của Lời Phật dạy. Giáo pháp của Đức Thế Tôn là vượt thời gian, hoàn hảo và trọn vẹn. Ngài đã dạy cho chúng sinh con đường đã được chứng minh và không thể sai lầm để đạt được sự giải thoát khỏi đau khổ.

    Manjettha cam  

    Màu cam tượng trưng cho Trí tuệ trong Lời dạy của Đức Phật. Với việc học tập, thực hành và thực hành Pháp đúng đắn, chúng ta đạt được những hiểu biết sâu sắc và trí tuệ sâu sắc, thay đổi cuộc sống và giải thoát.

     Sự kết hợp của năm màu

    Sọc dọc thứ sáu được gọi là ” Pabhassara ” – “vinh quang rực rỡ”. Đó là đỉnh cao thành công của sự thực hành của chúng ta với tư cách là một Phật tử, bắt đầu từ lòng từ bi đối với bản thân và tất cả chúng sinh, chúng ta đi theo Con đường Trung đạo của sự khiêm tốn và chừng mực. Sau đó, chúng ta có được những phước lành to lớn của việc thực hành và thấy được sự thanh tịnh và chân lý của Giáo pháp. Sự hiểu biết nảy sinh và trí tuệ có được, nhờ đó giải thoát chúng ta khỏi mọi phiền não và đau khổ!

    3. Ý nghĩa của lá cờ Phật giáo

    Cách giải thích các màu sắc của lá cờ như đã trình bày trong phần trên đây dựa vào một vài tài liệu bằng Pháp ngữ. Trong một số tài liệu bằng Anh ngữ thì cách giải thích có khác hơn đôi chút, tuy vẫn thiếu mạch lạc và không thống nhất. Sau đây là cách giải thích thường thấy :

    • Màu xanh dương tượng trưng cho Từ bi.
    • Màu vàng tượng trưng cho Trung đạo.
    • Màu đỏ tượng trưng cho Đạo đức.
    • Màu trắng tượng trưng cho Đạo Pháp vượt ra khỏi không gian và thời gian.
    • Màu cam tượng trưng cho Trí tuệ.
    • Màu tổng hợp (màu thứ sáu) tượng trưng cho Sự thật tuyệt đối.

    Vì lý do có nhiều khác biệt trong ý nghĩa tượng trưng của màu sắc như đã trình bày, chúng ta cũng không nên quá chú trọng và câu nệ vào cách giải thích từng màu. Chúng ta hãy xem lá cờ Phật giáo tượng trưng cho ánh hào quang của Phật là đủ. Kinh sách kể rằng khi đức Phật đạt được Giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề thì thân của Ngài trở nên sáng ngời, tia sáng toả rộng trên đầu tạo thành một hào quang sáu màu rạng rỡ.

    Lá cờ được chia thành sáu phần hay sáu sọc theo chiều dọc, tượng trưng cho sáu thể dạng của chúng sinh, tức Lục thú hay Lục đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, A-tu-la và thiên). Sọc thứ sáu, tổng hợp của năm màu, tượng trưng cho sự hòa đồng, không phân biệt giữa tất cả chúng sinh. Chẳng những lá cờ Phật giáo không mang tính cách kỳ thị về quốc tịch, màu da và chủng tộc giữa con người, mà còn chủ trương tôn trọng và hòa đồng tất cả mọi hình thức và dạng thể của sự sống.

    Ta cũng có thể xem lá cờ Phật giáo là ánh sáng của cầu vồng. Màu sắc trên lá cờ là màu sắc của cầu vồng. Đối với Phật giáo Tây tạng, cầu vồng tượng trưng cho Báo thân (Sambhogakaya), tức hiện thân của Phật, hình tướng của Phật.

    Sau hết, tất cả mọi người đều tìm thấy một chút màu cờ của quốc gia mình trên lá cờ ngũ sắc của Phật giáo. Lá cờ Phật giáo không dương lên để phân định hay đánh dấu một lãnh thổ nào cả, nó chỉ có thể kéo lên ở một nơi thật rộng lớn, một giang sơn không biên giới, vượt khỏi mọi sự tranh giành. Giang sơn đó là giang sơn của Từ bi và rộng lượng, của yêu thương và hy vọng. Giang sơn đó rộng lớn và mênh mông như không gian.

    Lá cờ Phật giáo cũng không tượng trưng cho một chủ thuyết hay một niềm kiêu hãnh nào cả. Lá cờ Phật giáo là biểu tượng của Hoà bình, không hề nhuốm một giọt máu nào, dù là giọt máu của một sinh vật nhỏ nhoi và tầm thường nhất. Lá cờ Phật giáo được kéo lên để nhắc nhở chúng ta hãy hy sinh tất cả cho sự an vui và hạnh phúc của nhân loại và tất cả chúng sinh.

    Lá cờ ấy cũng không kêu gọi và không khích động ta phải xông lên để đương đầu với một kẻ thù nào cả. Đối với người Phật tử, thì kẻ thù nguy hiểm và khó chế ngự nhất là kẻ thù đang ngự trị trong tâm thức của mình, đang ẩn nấp trong thân xác của chính mình. Kẻ thù ngự trị trong tâm thức là Vô minh, hận thù, tham lam và bám níu ; kẻ thù ẩn nấp trong thân xác là những bản năng thú tính của chính mình.

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ