Vì sao ngày nào cũng phải tịnh tâm?

2021-02-02 00:12:03.0
Phàm là con người, hẳn ai cũng có những lúc mất bình tĩnh, không thể kiểm soát được cảm xúc, suy nghĩ và hành động của bản thân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn không thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân, khách quan có, chủ quan có, do tác động bên ngoài có, và do tác động chính bên trong bản thể cũng có. Tịnh tâm là gì? Vì sao ngày nào cũng phải tịnh tâm? Chúng ta cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu.

MỤC LỤC

    Phàm là con người, hẳn ai cũng có những lúc mất bình tĩnh, không thể kiểm soát được cảm xúc, suy nghĩ và hành động của bản thân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn không thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân, khách quan có, chủ quan có, do tác động bên ngoài có, và do tác động chính bên trong bản thể cũng có. Tịnh tâm là gì? Vì sao ngày nào cũng phải tịnh tâm? Chúng ta cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu.

    1. Tịnh tâm là gì?

    Tịnh tâm là tâm không động trước mọi vấn đề và trong mọi trường hợp.

    Người Tịnh Tâm trước hết tâm phải yên, tâm yên không bị dấy động thì sẽ có sáng suốt. Có sáng suốt sẽ biết mình phải làm gì.

    Người sống trong sa mạc hay rừng sâu tưởng rằng mình tịnh tâm nhưng không phải mà chỉ vì người đó không gặp các hoàn cảnh và vấn đề làm cho tâm họ dấy động. Người tịnh tâm thật sự là người tuy gặp mọi hoàn cảnh và nhiều vấn đề khó khăn mà mình bị bắt buộc phải giải quyết nhưng tâm vẫn yên.

    Làm sao để tâm được yên trước mọi vấn đề khó khăn hay hoàn cảnh khó khăn mà mình phải giải quyết?

    Trước hết phải có thái độ và tinh thần không chống báng, không có ý định tránh né để bước ra ngoài vòng khó khăn phải giải quyết vấn đề mà ngược lại phải đương đầu với nó và nhìn vấn đề thật kỹ, hiểu vấn đề tường tận rồi sẽ nhìn thấy vấn đề để giải quyết.

    Tại sao ta chống? Vì ta cho nó làm bận lòng ta. Ta càng tránh thì nó càng làm cho ta bực mình nhiều hơn. Việc ta càng tránh (dĩ nhiên là việc có liên hệ trực tiếp trong đời sống ta) thì nó càng đeo đuổi quấy phá đầu óc ta nhiều hơn, làm cho ta bực mình hơn.

    Người đã hiểu ý nghĩa giải thoát nhưng đồng thời phải sống trong cảnh ngộ trần gian với tất cả những ràng buộc của một con người thì  phải làm sao cho được quân bình giữa hai đời sống tâm linh và vật chất???

    Trước hết phải có sự chấp nhận về hoàn cảnh hiện tại đương nhiên mà mình phải nương theo nó để thực hiện lý tưởng phục vụ đại đồng chúng sanh. Ta phải xem như không có hoàn cảnh hiện tại thì lý tưởng ta sẽ không thực hiện được và ta không có cơ hội để thực hiện được lý tưởng đại ngã đó.

    Sự chấp nhận sẽ không tạo ra hoặc đánh gục hết những tư tưởng chống đối làm loạn tâm ta.

    Sự chấp nhận chuyển mọi khó khăn thành sự dễ dãi hoặc dẹp bớt hầu hết các khó khăn quanh ta.

    Như thế nào là tùy cơ ứng biến?

    Tùy cơ ứng biến không có nghĩa là để hoàn cảnh đưa đẩy mà phải tùy hoàn cảnh mà quyết định về hành động của mình. Gặp khó khăn thì than thở càu nhàu bực mình, gặp dễ dãi thì buông xuôi hưởng thụ, tất sẽ gặp rắc rối, trước nhứt phần nội tâm rồi đến hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng cả những người xung quanh.

    Tịnh tâm là gặp khó cũng không buồn, mà gặp dễ cũng không vui. Tâm yên tịnh sẽ phát triển sáng kiến và kiến thức. 

    Người có lý tưởng phục vụ đại đồng sẽ vượt khó khăn trần gian. Nếu gặp mọi hoàn cảnh dễ dãi thuận buồm xuôi gió thì con đường phục vụ của mình không còn ý nghĩa nữa mà việc đó ai cũng làm được, không cần một người có quyết tâm và ý chí mạnh mẽ nữa.

    Đừng mang ý nghĩ là mình bị ràng buộc hay bị đày đọa, vì mang ý nghĩ đó ta còn phân giữa ta và người. Phải giữ chữ HÒA. Hòa mình và hòa tâm mình với nhân loại. Từ ý nghĩ này mới có sự dễ dãi chấp nhận không khinh rẻ những người xung quanh, không xem mọi việc mình phải giải quyết là quá thấp, quá thường. Khi thấy việc ta phải giải quyết là quá thấp quá thường ta sẽ cố bỏ qua không chịu hành động vì cho nó không phải là việc mình phải làm. Ta sẽ cho rằng nếu mình phải giải quyết và phải làm thì mình quá ư tầm thường.

    Khi mang trong người tư tưởng HÒA ta sẽ không thấy mình cao và việc đụng chạm hàng ngày có liên hệ với mình là thấp. Khi không có tư tưởng cao thấp ta sẽ không có sự chống đối việc phải làm, nhờ vậy mà tâm ta tịnh. Khi chống đối để giải quyết vấn đề tâm ta lại ĐỘNG. Khi HÒA ta CHẤP NHẬN để giải quyết vấn đề thì ta lại TỊNH. Vì vậy một đằng ta không làm mà lại ĐỘNG, một đằng khác ta làm tâm ta lại TỊNH.

    Ý nghĩa TỊNH trong cái ĐỘNG và ĐỘNG trong cái TỊNH là vậy.

    Sự tránh né cũng nằm trong tư tưởng sợ hãi lo lắng cho chính bản thân mình.

    Sự sợ hãi lo lắng tưởng tượng cũng cần được chấm dứt vì nó là mộng ảo.

    Chính nó đã làm cho ta chùn bước, và làm tiêu hao ý chí, ngăn chặn bước tiến và sự thành công của ý nguyện của ta. Phải dẹp bỏ sợ hãi. Sự sợ hãi sẽ làm hỏng đi việc ta thành công – ngăn ngại việc đáng ra phải làm mà ta không làm. Sự sợ hãi tạo ra nghịch cảnh. Không có sự sợ hãi sẽ không có nghịch cảnh. Không có sự sợ hãi sẽ không có thất bại. Không có sự sợ hãi sẽ chỉ có thành công.

    Sợ hãi là chướng ngại.

    Không có sự sợ hãi là không có chướng ngại.

    Thế giới này sở dĩ có chiến tranh vì sự sợ hãi, vì con người cảm thấy không an toàn. Làm sao cho con người cảm thấy được thương yêu được bình yên thì chiến tranh sẽ chấm dứt.

    2. Vì sao ngày nào cũng phải tịnh tâm?

    Ngày thường hay nghĩ điều gì

    Lâm chung điều ấy tức thì hiện ra

    Bởi vì tâm trí của ta

    Thường hay suy nghĩ sâu xa mỗi ngày

     

    Hiện ra ham muốn nọ này...

    Thì hồn bạn sẽ bị đày theo vô

    Còn hay nghĩ tới Nam Mô

    Thì Phật hiện tới đưa ô lên đầu

     

    Khổ cái vọng tưởng mong cầu...

    Ngày thường luôn ở trong đầu chúng sanh

    Không tài không lợi thì danh...

    Cho nên không thể tịnh thanh lòng mình

     

    Còn như giữ được tâm bình

    Lâm chung đâu loạn muôn nghìn chuyện chi

    Niệm tròn mười niệm A Di

    Thì hồn đâu bị dẫn đi thai đầu

     

    Cho nên phải bớt mong cầu

    Ngày thường phải niệm lầu lầu Hồng Danh

    Để cho tâm tịnh trí thanh

    Lâm chung mới được vãng sanh bạn à

     

    Nam Mô sáu chữ Di Đà

    Là một phương pháp để mà tịnh tâm

    Bởi khởi một niệm lâm râm

    Niệm Phật đã chặn..sao xâm nhập vào.!!!

    Cho thấy rằng việc thanh tịnh tâm quả là quan trọng đến dường nào, nơi con người từ sáu căn mà trầm luân thì cũng từ sáu căn mà giải thoát. Từ vọng chuyển thành chân, từ mê chuyển thành ngộ. Đó là đạo lộ mà con người cần nương theo. Đức Phật đã chỉ rõ, chúng ta chỉ chuyên cần theo đó mà tu tập ắt có ngày đạt đạo quả. 

    Nam Mô A Di Đà Phật

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Chia sẻ