Xá lợi phật là gì? Ý nghĩa và bí ẩn chưa được giải mã

2023-04-18 21:18:06.0
Xá Lợi Phật và Chư Bồ Tát là bảo vật thiêng liêng vô giá được tích tụ từ công đức thù thắng cuả Thiền định , đạt đến sự vi diệu cuả Đaị định tam muôị – Đức Phật và chư Bồ tát vì bản nguyện độ sanh , đã phát Đại thừa tâm vô cùng dõng mãnh , tận trừ moị cấu hoặc phiền não đạt đến thanh tịnh tuyệt đỉnh

MỤC LỤC

    Được biết rằng, sự tín ngưỡng xá lợi Phật không những chỉ ở các nước Phật giáo Á Châu, mà còn lan rộng đến các chùa của Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản ở các nước Âu Mỹ cũng đều bày trí tôn thờ.Câu hỏi đặt ra ở đây là Hạt Xá lợi hay Xá lị thực sự là gì? Điều gì khiến Xá lợi trở nên quan trọng và được nhiều người tôn thờ đến vậy? Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

    1 Xá lợi phật là gì?

    Lý giải về điều bí ấn của xá lợi phật, Đại Đức Thích Chơn Phương, trụ trì chùa Viên Đình (Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Nội) ngôi chùa hiện lưu giữ nhiều xá lợi phật nhất Việt Nam cho biết, xá lợi theo phiên âm tiếng Phạn Sarira, nghĩa đen là “những hạt cứng”. Xá lợi không phải là vật gì xa lạ đối với chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng đủ duyên lành được chiêm ngưỡng xá lợi Phật.

    Cũng theo Đại Đức Thích Chơn Phương, trên thế giới hiện xá lợi toái thân có nhiều, nhưng xá lợi toàn thân thì rất hiếm. Ở Việt Nam, nhiều vị thiền sư sau khi thác đã để lại xá lợi, ngay như Phật Hoàng Trần Nhân Tông sau khi bỏ ngai vàng xuất gia, khi thác ngài cũng để lại toái thân xá lợi là những viên ngọc.

    Hay như “Bồ tát” Thích Quảng Đức “thiêu thân phát nguyện trái tim bất diệt” và hiện nay trái tim của người vẫn còn được lưu giữ. Điều đó có thể thấy, xá lợi phật có thể là nhục thân, toái thân, là những viên ngọc, trái tim, tóc, răng…

    Thông thường, xá lợi thường xuất hiện với hình dạng như những viên ngọc trai hay đá quý nhiều màu sắc, long lanh như ngọc, rắn chắc như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy và thu được sau lễ trà tỳ (hỏa thiêu). Đây là sự kết tinh kỳ diệu của sự thành đạt tâm linh, sự phát triển tột cùng của hạnh từ bi và trí tuệ.

    Để giải thích cho sự tồn tại những viên xá lợi, đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng, đó là do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate.

    Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lợi. Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ, số người ăn chay trên thế giới nhiều vô kể nhưng không phải ai khi hỏa táng cũng sinh xá lợi. Trong khi đó, số người theo đạo Phật cũng không phải ít, nhưng tín đồ bình thường đó khi hỏa thiêu cũng không thu được xá lợi.

    Trong khi đó, một số nhà khoa học lại cho rằng, có thể xá lợi là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật… Nhưng giả thuyết này cũng không thuyết phục vì sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh trên không phát hiện xá lợi.

    Mặt khác những cao tăng có xá lợi thường sinh thời rất khỏe mạnh, tuổi thọ cũng rất cao. Thế nên, hiện giờ nhiều người nghiêng về quan điểm cho rằng xá lợi là kết quả của quá trình tu hành khổ luyện, tu dưỡng đạo đức. Vì thế, xá lợi chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.

    Xá Lợi Phật và Chư Bồ Tát là bảo vật thiêng liêng vô giá được tích tụ từ công đức thù thắng cuả Thiền định , đạt đến sự vi diệu cuả Đaị định tam muôị – Đức Phật và chư Bồ tát vì bản nguyện độ sanh , đã phát Đại thừa tâm vô cùng dõng mãnh , tận trừ moị cấu hoặc phiền não đạt đến thanh tịnh tuyệt đỉnh . Xá Lợi là tinh hoa , được đúc kết bằng công hạnh Thiền định và lòng từ bi cứu khổ độ sanh của Phật và chư Bồ Tát từ ứng thân thị hiện , nhập thế độ sinh còn lưu laị ở đơì .

    Xá Lợi tiếng Phạn là Sarira, là tro tàn thân cốt của đức Phật và chư Bồ Tát sau khi nhập diệt . Đức Phật Thích Ca vào Niết bàn tại rừng Ta la song thọ, thành Câu Thi Na . Các đệ tử của Ngài theo tục hoả táng của Ấn Độ đã trà tỳ sanh thân của Phật. Tro tàn thân cốt đã được tụ laị thành những viên đẹp đẽ, chiếu sáng như Ngọc, gọi là Xá Lợi hay Xá Lỵ, chúng ta thường gọi là Ngọc Xá Lợi.

    Theo các kinh điển còn để laị , Xá Lợi Phật sau lễ trà tỳ, được đựng trong Tám hộc , Bốn đấu. Giáo hội tăng già lúc bấy giờ đem phân phát cho các nhà Vua và các chùa trong cõi Ấn Độ để tôn thờ và lễ bái. Vào thế kỷ thứ Ba trước Tây lịch , ngài Đại Đế A Dục Vương , một triều đại hưng thịnh bậc nhất của vương quốc Ấn Độ lúc bấy giờ , đã xây dựng vô số cảnh tháp trong toàn cõi Thiên trúc mà tôn thờ những di tích, Xá Lợi của Phật và các Đại đệ tử, Nhờ vaò sự tôn thờ gìn giữ trong các Bảo tháp kiên cố ấy, tiếp nối qua nhiều đời như thế mà Xá Lợi của các Ngài còn mãi lưu truyền qua nhiều quốc độ đến ngày nay.

    Nói đến Xá Lợi, chúng ta cần hiểu rằng , Xá Lợi có hai thứ và cũng có hai loại . Hai thứ Xá lợị là: Toàn thân Xá Lợi và Toái thân Xá Lợi. Toàn thân Xá Lợi là báu vật còn nguyên vẹn, ứng thân thị hiện độ sanh của Phật sau khi chư Phật Nhập Niết Bàn Như trường hợp Xá Lợi của Đức Phật Đa Bảo , Ngài vẫn ngồi kiết già trong bảo tháp sau khi tịch diệt . Trong các đời sau hễ có đức Phật nào thuyết pháp, giảng kinh Pháp Hoa thì toàn thân Xá Lợi ấy hiện lại mà nghe kinh.

    Thường thì Xá lợi có ba loại:

    • Xá lợi xương có màu trắng sáng.
    • Xá lợi tóc có màu đen đậm.
    • Xá lợi thịt có màu đỏ hồng.

    Nếu là Xá lợi của Phật thì như kim cương bất hoại, không gì có thể làm tổn hại được. Xá lợi của chư Tăng hay Phật tử thì không được như vậy! Xá lợi Phật cực hiếm, lại tùy theo căn tánh và phước đức từng người mà hóa hiện. Người có biệt duyên chiêm ngưỡng mỗi người tự thấy to nhỏ, mầu sắc khác nhau, chẳng ai giống ai.

    Toái thân Xá Lợi là Xá Lợi Nát ra. Như trường hợp Xá Lợi của Đức Bổn Sư sau khi trà tỳ, hiện được tôn thờ trong các bảo tháp khắp trên các nước Phật giáo . Hai loại Xá Lợi ấy là gì ? Đó là Sanh thân Xá Lợi và Pháp thân Xá Lợi. Sanh Thân Xá Lợi tức là toàn thân hay Toái thân Xá Lợi kết tụ từ công năng Thiền định , từ ứng thân thị hiện độ sanh của các Đức Phật nhập Niết Bàn để lại Xá Lợi.

    Chư Thiên và loài người ,ai thờ kính kễ bái, chiêm ngưỡng cúng dường Xá Lợi thì được phước báu rất lớn đó là Sanh thân Xá Lợi. Còn Pháp Thân Xá Lợi là gì ? tức là các kinh điển Đại Thừa , Tiểu Thừa mà Đức Phật đã thuyết Pháp trong thời gian giáo hóa độ sanh , nay còn để lại cho chúng sanh nương vào đó mà tu học , thọ trì ,gìn giữ .

    Đó là Ba tạng kinh điển mà ngày nay Phật tử tu học , tôn thờ trì tụng đều được phước đức rất lớn lợi lạc cho mình và cho mọi người -phước đức lợi lạc trong việc tôn thờ , chiêm bái , cúng dường Xá Lợi.Xét về tha lực thì chư Phật và Chư Bồ Tát do công năng thiền định như đã trình bày ở trên mà năng lực thì vi diệu cảm hóa đến mọi người ,mọi loài – Xét về tự lực , thì thông qua việc chiêm bái đãnh lễ cúng dường thì đấy là phương tiện để chúng ta quán chiếu laị Sở năng và Sở độ của mình trên bước đường tu tập, dựa trên căn bản của đạo đức và lòng trung hiếu của mỗi người , mà thị nhân sự cảm ứng bằng các màu sắc khác nhau.

    2. Nguyên nhân hình thành xá lợi ở người tu hành

    Xá lợi ở người tu hành thường được gọi là xá lợi thần, được cho là đã được hình thành bởi năng lượng tâm linh và tu tập của người tu hành. Tuy nhiên, từ quan điểm khoa học, không có bằng chứng chính thức để xác nhận sự tồn tại của xá lợi thần hay bất kỳ hiện tượng siêu nhiên nào khác.

    Trong quá trình tu tập, người tu hành thường áp dụng các phương pháp tập trung tâm linh để giải thoát khỏi sự gắn bó với thế giới vật chất và đạt được trạng thái tinh thần cao hơn. Nhiều người tin rằng, trong quá trình này, năng lượng tâm linh và tu tập của người tu hành có thể tạo ra một loại năng lượng đặc biệt, ảnh hưởng đến đá và tạo ra xá lợi thần.

    Tuy nhiên, từ quan điểm khoa học, xá lợi thần chỉ là một quan niệm tâm linh, không có bằng chứng khoa học để xác nhận tính chất thần của xá lợi. Nguyên nhân hình thành lên xá lợi vẫn là vấn đề chưa thể xác minh và  còn nhiều tranh cãi. Dưới đây là 1 số lý giải cho sự hình thành của chúng.

    2.1 Xá lợi hình thành do thói quen ăn chay

    Hạt xá lợi được hình thành từ sự tích lũy của các khoáng chất và vi lượng trong thực phẩm chay, đặc biệt là trong các loại hạt, đậu, củ quả, rau xanh và các loại thực phẩm khác. Do đó, thói quen ăn uống đồ chay có thể ảnh hưởng đến việc hình thành xá lợi.

    Tuy nhiên, đây chỉ là một yếu tố nhỏ trong quá trình hình thành xá lợi và không thể nói là nguyên nhân chính.

    2.2 Hình thành xá lợi do năng lực tinh thần

    Từ xa xưa, khi khoa học chưa phát triển hầu hết mọi người đều tin rằng việc hình thành xá lợi là do năng lực tinh thần. Thế nhưng trong bối cảnh ở xã hội khoa học kỹ thuật hiện tại thì quan niệm này nhận về vô số những phản đối.

    Cũng có một số giả thuyết cho rằng việc hình thành nên xá lợi liên quan tới nhiệt độ trong quá trình hoả táng.

    2.3 Xá lợi hình thành do bệnh lý

    Một giả thuyết khác được đưa ra cho việc hình thành nên xá lợi do bệnh lý như sỏi mật, sỏi thận,… Tuy nhiên, những người mắc bệnh không một ai có các hạt.

    Tóm lại, nguyên nhân chính xác dẫn đến việc hình thành nên hạt xá lợi vẫn còn là một câu hỏi bí ẩn chưa có lời giải đáp.

    3. Ý Nghĩa Và Sự Nhiệm Màu của xá lợi

    rong kinh Kim Quang Minh nói rằng: “Xá lợi là sự kết tinh công phu tu tập từ Giới - Định - Tuệ, rất khó được, là phước điền tối thượng”. Với ý nghĩa này, chúng ta biết rằng được có nhân duyên lễ bái, đảnh lễ và chiêm ngưỡng xá lợi là một phước đức lớn lao. Xá lợi đem đến cho người chiêm bái một cơ hội được gần Phật và Bồ Tát về phương diện tâm linh. Các Ngài có chủ ý lưu lại xá lợi để chúng ta có cơ duyên tạo hạnh phúc cho chúng ta.

    Hiện nay, trong nước cũng như ngoài nước có rất nhiều Phật tử Việt Nam đủ điều kiện, đủ duyên lành dành nhiều thời gian trở về xứ Phật - Ấn Độ và những nước có bảo tháp thờ xá lợi Phật và Thánh tăng để chiêm ngưỡng và lễ bái, gieo những thiện căn lớn với toàn thân Đức Phật như ở Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản ...Những nơi có tôn trí xá lợi và ở đó xá lợi được xếp hạng là quốc bảo, vật vô giá được bảo tồn và gìn giữ hết sức cẩn thận.

    Đặc biệt, hiện nay chúng ta được biết có cuộc triển lãm lưu động xá lợi khắp nơi trên thế giới, đi qua nhiều quốc gia thuộc châu Mỹ, châu Úc, châu Á kể từ tháng 3 năm 2001 cho đến nay đang triển lãm các nước ở châu Âu và vẫn còn đang tiếp tục thay vì theo truyền thống xá lợi được an trí trong bảo tháp, trong tượng Phật hay trong bảo tàng được sự quản lý của nhà nước.

    Bộ sưu tập xá lợi vô cùng quý hiếm gồm hơn 1.000 viên xá lợi của Đức Thế Tôn, các đệ tử của Ngài và nhiều thánh tăng như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, A-nan, Nagarjuna, các vị thánh Tăng Tây Tạng như Ngài Yeshe Tsogyel, Lama Atisha, Milarepa, Lama Tsongkhapa, ngài Karmapa đệ nhất, Geshe Lama Konchog...Xá lợi được tìm thấy trong tro cốt sau khi lễ hỏa táng của các đại sư và tương truyền là kết quả hiển nhiên sự đắc đạo của các Ngài. Trong số này có nhiều xá lợi được bí mật lấy đi từ những ngôi tháp, những pho tượng bị phá hủy ở Tây Tạng, bộ sưu tập xá lợi này là sở hữu của Lama Zopa Rinpoche, một đại sư Tây Tạng tu ở California.

    Hạnh nguyện của Lama Zopa Rinpoche là ước mong mọi người trên thế gian này có cơ hội trực tiếp hưởng được sự an lạc do oai lực của xá lợi tạo nên. Thay vì chết bất động, những xá lợi này phát ra một năng lực từ bi phi thường. Có rất nhiều người sau khi thấy và đảnh lễ xá lợi tuyên bố cảm thấy tinh thần phấn khởi và khỏi bệnh hẳn. Một số khác phát tâm cầu nguyện cho thế giới an lạc và dốc lòng tu hành và cho tình thương nảy nở trong tâm hồn mọi người.

    Cũng có nhiều người sau khi chiêm bái xá lợi cảm thấy tình thương yêu chúng sanh đột nhiên rộng mở và trực tiếp kinh nghiệm ân lành của chư Phật và được tiếp xúc với thần lực của chư Phật và Bồ-tát. Trong suốt cuộc triển lãm lưu động ngọc xá lợi này, Lama Zopa Rinpoche nói đã có rất nhiều người được tiếp xúc trực tiếp với năng lực Từ bi phi thường phát ra từ các xá lợi. Chúng ta cảm thấy trí tuệ phát triển, nhờ sự giao tiếp với một uy lực dịu dàng.

    Khi đi chung quanh, tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo có thể chiêm ngưỡng, lễ bái xá lợi theo cung cách riêng thích hợp nhất của mình, tuy nhiên Lama Zopa Rinpoche chỉ yêu cầu mọi người tỏ lòng kính trọng và thật sự quan tâm khi chiêm bái xá lợi. Các xá lợi được đặt ở trong nhiều tủ kính quanh một ngôi tượng Phật Di Lặc lớn.

    4. Thờ xá lợi tại nhà như thế nào chuẩn nhất?

    Tuỳ theo tín ngưỡng của mỗi người, mỗi nhà mà cân nhắc có nên thờ xá lợi tại nhà hay không. Những Phật tử nào tin vào sự xuất hiện của chúng thì mới linh ứng.

    Những Phật tử có niềm tín ngưỡng sẽ giúp cho họ có cơ hội thăng quan tiến chức trong sự nghiệp tu hành chánh quả. Tôn thờ xá lợi cũng giống như tôn thờ chư vị Đức Phật, không những tinh tấn trên con đường tu hành mà còn nhận được phước huệ cao quý.

    Để thờ xá lợi đúng cách, bạn có thể tham khảo các bước sau:

    • Chọn một vị trí phù hợp để đặt xá lợi. Nó nên được đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và ẩm ướt.
    • Làm sạch xá lợi bằng cách rửa với nước sạch và lau khô trước khi đặt lên bàn thờ.
    • Chuẩn bị bàn thờ với những vật dụng cần thiết như: chén, đĩa, hương, nến, hoa quả, đồ uống và các loại thực phẩm khác tùy theo vùng miền.
    • Đặt xá lợi lên bàn thờ và đặt các vật dụng khác xung quanh nó.
    • Thắp hương và nến, dâng các loại thực phẩm và đồ uống lên bàn thờ. Khi thờ xá lợi, bạn cần tôn trọng và cầu nguyện đến các vị linh thiêng.
    • Sau khi hoàn thành nghi thức, bạn nên dọn dẹp bàn thờ và giữ cho xá lợi luôn sạch sẽ và thoáng mát.

    Lưu ý: Các bước thờ xá lợi có thể khác nhau tùy theo vùng miền và tín ngưỡng, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của các đại diện tôn giáo hoặc người địa phương để có được phương pháp thờ xá lợi đúng chuẩn nhất.

    5. Xá lợi - bí ẩn chưa được giải mã

    Vài chục năm trở lại đây, giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng huyền bí được nhà Phật nói đến trong kinh điển như họ đã từng nghiên cứu lý giải các hiện tượng trong thiên nhiên, vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng xá lợi, họ đã gặp phải không ít khó khăn, trở ngại.
    Trước đây người ta không tin là có xá lợi Phật tổ. Mãi đến năm 1997, ông W.C Peppé, người Pháp, khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía Nam Népal đã tìm thấy những viên xá lợi đựng trong một chiếc hộp bằng đá.

    Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi, và người ta đã đọc được nội dung của nó như sau: “Đây là xá lợi của đức Phật. Phần xá lị này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ” (Theo Phật quang từ điển). Sự khám phá này đã chứng minh những gì được ghi lại trong Kinh Trường A Hàm và rải rác ở những sách kinh điển của Phật khác về việc phân chia xá lợi đức Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là có thật. Điều kỳ lạ là trải qua hơn 25 thế kỷ, xá lợi đức Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh màu sắc.


    Về sự hình thành của những viên xá lợi, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng, do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ, rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate, những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lợi.

    Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ số người ăn chay trên thế giới có tới hàng trăm vạn, nhưng tại sao không phải ai khi bị hỏa táng cũng sinh xá lợi. Số người theo đạo Phật cũng nhiều vô kể, thế nhưng tại sao trong cơ thể của những tín đồ bình thường lại không có xá lợi?

    Các nhà khoa học lại cho rằng, có thể xá lợi là một loại hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật... giả thuyết này cũng khó đứng vững. Bởi vì, sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên, không hề phát hiện thấy có xá lợi. Mặt khác, những cao tăng có xá lị thường là những người lúc sinh thời thân thể rất khỏe mạnh và tuổi thọ cũng rất cao.

    Nhà Phật cũng có những quan điểm riêng về vấn đề xá lợi. Quan điểm thứ nhất cho rằng xá lợi là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện. Quan điểm thứ hai cho rằng: xá lợi là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện thì sau khi viên tịch mới có thể sinh xá lợi.

    Tuy nhiên, cuối cùng thì xá lợi đã được hình thành như thế nào? Thành phần của nó ra sao? Chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, cũng chẳng phải kim cương, lục bảo, chỉ là tro cốt còn lại của người tu hành sau khi hỏa táng, vậy mà sao đốt nó hoài cũng không cháy, thậm chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc, thách thức với thời gian, chẳng mảy may hư hỏng... Hàng loạt câu hỏi như vậy cho đến nay vẫn là những câu đố chưa có lời giải đáp!

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Chia sẻ