Ý nghĩa Chú Đại Bi (dịch nghĩa)

2023-04-12 23:46:17.0
Chú Đại Bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ. Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc.

MỤC LỤC

    Chú Đại Bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ. Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc.

    Mỗi câu trong bài Chú Đại Bi tượng trưng với hình ảnh một vị Phật, Bồ Tát, Tôn Giả hoặc Thánh Thần do Đức Quan Âm Bồ Tát hóa thân.

    Chú Đại Bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ. Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc.

    chú đại bi

    1.Chú Đại Bi là gì?

    Chú Đại Bi là một bài kinh phật giáo, được coi là một trong những kinh phổ biến nhất trong Phật giáo. Bản chú Đại Bi được truyền bá từ thời Đường và Liêu, và được viết bằng văn bản Hán - Việt.

    Chú Đại Bi được coi là một phương tiện giúp cho người tu tập trong việc tăng cường sự khả năng kiên nhẫn, cảm thông và giải thoát khỏi những đau khổ trong cuộc sống. Bài kinh này cũng được cho là có thể giúp cho người đọc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và đạt được sự bình an tinh thần.

    2.Chú Đại Bi có ý nghĩa gì?

    Nếu chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tử.

    Nếu chúng sanh nào xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ sẽ mang tội rất nặng, do nghiệp ác ngăn che, giả sử ngàn đức Phật ra đời cũng không được sám hối, dù có sám hối cũng không trừ diệt. Nếu đã phạm tội ấy, cần phải đối 10 phương đạo sư sám hối, mới có thể tiêu trừ. Nay do tụng trì chú Đại Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? Bởi khi tụng chú Đại Bi tâm đà ra ni, 10 phương đạo sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt.

    Chúng sanh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch, báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh, bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: kẻ tụng đối với chú còn sanh lòng nghi. Nếu có sanh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng?

    Hàng trời, người nào thường thọ trì tâm chú này như tắm gội trong sông, hồ, biển cả, nếu những chúng sanh ở trong đó được nước tắm gội của người này dính vào thân thì bao nhiêu nghiệp nặng tội ác thảy đều tiêu diệt, liền được siêu sinh về tha phương Tịnh Độ, hóa sanh nơi hoa sen, không còn thọ thân thai, noãn, thấp nữa. Các chúng sanh ấy chỉ nhờ chút ảnh hưởng mà còn được như thế, huống chi là chính người trì tụng?

    Và, như người tụng chú đi nơi đường, có ngọn gió thổi qua mình, nếu những chúng sanh ở sau được ngọn gió của kẻ ấy lướt qua y phục thì tất cả nghiệp ác, chướng nặng thảy đều tiêu diệt, không còn đọa vào tam đồ, thường sanh ở trước chư Phật, cho nên, phải biết quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn!

    Lại nữa, người trì tụng đà ra ni này, khi thốt ra lời nói chi, hoặc thiện hoặc ác, tất cả thiên ma ngoại đạo, thiên, long, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy khởi lòng cung kính, tôn trọng như Phật.

    Người nào trì tụng đà ra ni này nên biết người ấy chính là tạng Phật thân, vì 99 ức hằng hà sa chư Phật đều yêu quý. Nên biết người ấy chính là tạng quang minh, vì ánh sáng của tất cả Như Lai đều chiếu đến nơi mình.

    Nên biết người ấy chính là tạng từ bi, vì thường dùng đà ra ni cứu độ chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng diệu pháp, vì nhiếp hết tất cả các môn các môn đà ra ni. Nên biết người ấy chính là tạng thiền định vì trăm ngàn tam muội thảy đều hiện tiền. Nên biết người ấy chính là tạng hư không, vì hằng dùng không huệ quán sát chúng sanh.

    Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì. Nên biết người ấy chính là tạng diệu ngữ vì tiếng đà ra ni trong miệng tuôn ra bất tuyệt. Nên biết người ấy chính là tạng thường trụ vì tam tai, ác kiếp không thể làm hại. Nên biết người ấy chính là tạng giải thoát vì thiên ma ngoại đạo không thể bức hại. Nên biết người ấy chính là tạng dược vương vì thường dùng đà ra ni trị bịnh chúng sanh.

    Nên biết người ấy chính là tạng thần thông vì được tự tại dạo chơi nơi 10 phương cõi Phật. Công đức người ấy khen ngợi không thể cùng.

    1. Chú Đại Bi có bao nhiêu biến?

    Chú Đại Bi có 84 biến, được xem như 84 phương tiện giúp cho người trì tụng có thể tiếp cận và hiểu sâu hơn về những ý nghĩa sâu xa của bài kinh này. Mỗi biến trong Chú Đại Bi đều có một ý nghĩa và tác dụng khác nhau, giúp cho người trì tụng có thể hưởng lợi từ các pháp bảo này.

    Một số người tu tập thường chọn một trong 84 biến để trì tụng và tập trung vào nghiên cứu ý nghĩa và tác dụng của biến đó. Tuy nhiên, cũng có những người chọn trì tụng toàn bộ Chú Đại Bi, hy vọng được hưởng lợi từ tất cả các phương tiện này.

    2. Ý nghĩa Chú Đại Bi (dịch nghĩa)

    1. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da – con xin nương tựa, kính cẩn dâng tâm, thân, mạng vào chư Phật, quy y Tam Bảo khắp mười phương.

    2. Nam mô a rị da – con xin nương tựa, kính cẩn dâng tâm, thân, mạng vào các bậc thánh giả, rời xa những ác pháp chưa thiện.

    3. Bà lô yết đế thước bát ra da – Bồ Tát Quan Thế Âm ánh sáng soi rọi, tỏa chiếu muôn nơi, thấu suốt nỗi đau khổ của chúng sinh để kịp thời cứu nhân độ thế.

    4. Bồ đề tát đỏa bà da – Bồ Tát mang binh tướng cõi trời tới cứu giúp chúng sinh thoát khỏi kiếp khổ nạn, giác ngộ giải thoát chúng sinh khỏi u minh.

    5. Ma ha tát đỏa bà ha – con xin hành lễ trước các vị Bồ Tát đã mạnh mẽ tự giác ngộ, tự giải thoát chính mình và giúp đỡ chúng sinh đi theo con đường giải thoát.

    6. Ma ha ca lô ni ca da – con xin cúi đầu hành lễ, hướng tâm đọc Chú Đại Bivới lòng thành kính.

    7. Án – thần chú tổng hợp mười pháp môn vi diệu, quy phục tất cả ma quỷ thần khiến Chú Đại Bi phát huy được sức mạnh giáo hóa với muôn loài.

    8. Tát bàn ra phạt duệ - Tự Tại Thế Tôn, câu chú tụng lên sẽ có Tứ Đại Thiên Vương tới hộ pháp, bảo vệ.

    9. Số đát na đát tả - thỉnh cầu sự ngượng nguyện của Tam Bảo, tập hợp chúng quỷ thần tới để răn dạy bằng chánh pháp.

    10. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a lị da – con xin cúng kính hành lễ sự vô ngã của các vị thánh giả.

    11. Bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát thị hiện phát tâm từ bi.

    12. Nam mô na ra cẩn trì – con xin cúi đầu kính cẩn hành lễ với sự bảo hộ thiện ái của chúng Bồ Tát.

    13. Hê rị ma ha bàn đa sa mế - ánh sáng soi rọi khắp nơi của tâm từ bi vừa mạnh mẽ vừa lâu dài, đủ sức cảm hóa chúng sinh.

    14. Tát bà a tha đậu du bằng – tâm bình đẳng, vô lo vô nghĩ, xuất phát điểm của chúng sinh như nhau, đối với nhau bằng sự hòa ái.

    15. A thệ dựng – không có pháp nào có thể so sánh với pháp này, ca ngợi tinh thần soi sáng của Chú Đại Bi.

    16. Tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già – Đại thân tâm Bồ Tát, Đại Sĩ, Thế Tôn.

    17. Ma phạt đạt đậu – con xin cung thỉnh mười phương chư Phật, mười phương Bồ Tát mở lòng từ bi cứu rỗi chúng sinh, xin các Ngài là thần ở cõi trời và là bạn ở trần gian để hộ trì thiện pháp đạt được thành tựu.

    18. Đát điệt tha – án – thủ ấn, khai mở con mắt trí tuệ để khiến quỷ thần đều phải kính sợ, xa rời ác nghiệp.

    19. A bà lô hê – dùng trí tuệ để quan sát và cảm nhận tiếng kêu than của chúng sinh mười phương.

    20. Lô ca đế - Thế tôn, hợp với câu trên thành A bà lô hê Lô ca đế - Thế Tôn Quan Thế Âm Bồ Tát.

    21. Ca ra đế - người có tấm lòng từ bi cứu giúp chúng sinh khỏi đau khổ bi ai.

    22. Di hê rị - con nguyện tuân theo những lời giáo hóa của Quan Thế Âm Bồ Tát để tu hành.

    23. Ma ha bồ đề tát đoả - công đức viên mãn, giác ngộ của Bồ Tát vun trồng thành hạnh lành.

    24. Tát bà tát bà – hành trì ấn pháp mang tới an lạc thái hòa cho tất cả chúng sinh.

    25. Ma ra ma ra – thuận duyên tu hành, mọi việc đều như ý.

    26. Ma hê ma hê rị đà dựng – lời không cần nói ra ý cũng đạt tới cảnh giới vi diệu.

    27. Cu lô cu lô yết mông – sự mầu nhiệm của Chú Đại Bi không có điểm dừng, không có giới hạn, công đức vô lượng.

    28. Độ lô độ lô, phạt già ra đế - tu tập hành trì có thể vượt qua sinh tử, giải thoát bản thân khỏi luân hồi, tìm tới nơi an lạc và sáng suốt.

    29. Ma ha phạt già da đế - pháp và đạo là hai chân lý vượt lên trên mọi thứ, là tối thắng ở đời.

    30. Đà la đà la – tâm lượng chúng sinh, Quán Thế Âm Bồ Tát cứu nạn chúng sinh bằng nước Cam Lồ.

    31. Địa lỵ ni – tịnh diệt, diệt hết mọi ác niệm, trở về tâm thuần khiết.

    32. Thất phật ra da – hướng ánh sáng vào bên trong con người để soi sáng tâm tưởng, biết rõ lòng mình.

    33. Giá ra giá ra – mệnh lệnh thúc giục khắp cõi cùng tuân theo pháp lệnh.

    34. Ma ma phạt ma la – nhấn mạnh hành động sẽ có kết quả, con người theo đúng đạo tu hành sẽ đạt được công đức.

    35. Mục đế lệ - giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ, chướng ngại và bi ai.

    36. Y hê y hê – thuận giao, tự nguyện tuân theo giáo hóa mà không chút khiên cưỡng, mở rộng tâm hồn để hưởng thụ giáo lý.

    37. Thất na thất na – đại trí tuệ như ánh dương sáng chói, rực rỡ đưa con người thoát khỏi vô minh tăm tối.

    38. A ra sam Phật ra xá lợi – cỗ xe đại pháp của Phật luân chuyển, đưa giáo lý tới khắp chúng sinh, viên mãn đời đời, công đức vô lượng còn lưu lại.

    39. Phạt sa phạt sâm – hoan hỉ giảng, hoan hỉ nói, hoan hỉ nghe, lúc nào cũng giữ tâm hoan hỉ.

    40. Phật ra xá da – tâm giác ngộ giáp lý trở nên cao quý, sáng suốt hơn.

    41. Hô lô hô lô ma ra – tùy tâm nguyện mà hành trì, tu pháp nào sẽ hưởng thụ công đức của pháp đó, như ý đạt nguyện vọng.

    42. Hô lô hô lô hê rị - lòng không khởi niệm, mọi vọng tưởng đều mất đi, rũ bỏ 4 thứ làm tâm u tối, sống đời an lạc, trở thành người có lực tự tại rất mạnh.

    43. Ta ra ta ra – thần lực mạnh mẽ kiên cố, có thể phá hủy và hàng phục ma đạo.

    44. Tất lỵ tất lỵ - dũng mãnh vượt chướng ngại, vượt lên mọi khó khăn và cát tường trên đường tiến tới nghiệp lành.

    45. Tô rô tô rô – nước cam lồ thần kì có thể mang tới nhiều điều tốt lành, cứu rỗi chúng sinh.

    46. Bồ đề dạ – Bồ đề dạ - Giác tâm, mở tâm Bồ Đề để ngộ đạo, kiên cường vững chí với tâm Bồ Đề mới tu thành chính đạo.

    47. Bồ đà dạ – Bồ đà dạ - giác ngộ trí tuệ, dùng trí tuệ để tiến tới chân tu.

    48. Di đế rị dạ - tâm đại từ đại bi, che chở bảo hộ cho muôn loài chúng

    49. Na ra cẩn trì – Thiên Hộ đứng đầu các bậc Thánh Hiền, luôn che chở và bảo hộ cho chúng sinh.

    50. Địa lỵ sắt ni na – bảo kiếm hàng ma phục yêu, dùng để trừng phạt những loài ma quỷ không quy phục chính pháp.

    51. Ba da ma na – thành tựu xứng đáng với danh tiếng và đức hạnh tu hành.

    52. Ta bà ha – niệm câu chú này sẽ được hưởng đầy đủ: thành tựu, cát tường, viên mãn, trừ tai và vô trú.

    53. Tất đà da – mọi sở cầu sở nguyện đều được thành toàn, mọi hành động làm ra đều viên mãn, mang tới thành tựu, được khen ngợi và tán dương.

    54. Ta bà ha – – thành tựu vô lượng, công đức vô biên

    55. Ma ha tất đà da – hành giả đạt được thành tựu to lớn và viên mãn.

    56. Ta bà ha – hợp với các câu trên thành Tất đà dạ ta bà ha Ma ha tất đà dạ ta bà ha là Pháp bảo của nhà Phật.

    57. Tất đà du nghệ - mọi thành tựu lợi ích đều chỉ là hư vô

    58. Thất bà ra dạ - nơi mà bản thân được tự tại và công đức vô lượng.

    59. Ta bà ha – hành giải có thể lấy châu báu ẩn giấu trong lòng đất để làm lợi cho chúng sinh.

    60. Na ra cẩn trì – dùng sự đại từ bi bảo hộ, che chở cho chúng sinh.

    61. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên

    62. Ma ra na ra – tiễu trừ mọi bệnh tật và chướng nạn.

    63. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên

    64. Tất ra tăng a mục khư da – dùng hết sức mình bảo hộ chúng sinh, không từ bỏ bất cứ việc gì.

    65. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên

    66. Ta bà ma ha a tất đà dạ - dùng vô số phương thuốc để chữa bệnh cho chúng sinh.

    67. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên

    68. Giả kiết ra a tất đà dạ - hàng phục ma oán, phát ra âm thanh chấn động để bất cứ loại ma nào đều phải quy phục.

    69. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên

    70. Ba đà ma yết tất đà dạ - thành tựu vô lượng, công đức siêu việt.

    71. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên

    72. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ - Quan Thế Âm Bồ Tát dùng pháp ấn giúp chúng sinh không còn sợ hãi mọi lúc mọi nơi

    73. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên

    74. Ma bà lợi thắng yết ra da – đức hạnh của bậc đại anh hùng Quan Thế Âm Bồ Tát người người kính ngưỡng

    75. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên

    76. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da – con xin kính cẩn quy y Tam bảo, dâng hết tâm thân lẫn tính mạng để quy y cửa Phật.

    77. Nam mô a lị da – con xin quy y với tất cả các bậc thánh giả, thánh hiền.

    78. Bà lô kiết đế - quán tức là giác ngộ.

    79. Thước bàn ra da – kết hợp với câu trên là danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    80. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên.

    81. Án tất điện đô – hành giả được hưởng an lạc và yên tĩnh, công đức viên mãn.

    82. Mạn đà ra – pháp hội của hành giải nhất định đạt được thành tựu.

    83. Bạt đà da - toại tâm viên mãn, tùy theo tâm nguyện mà đạt được như ý

    84. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên.

    Xin Mẹ Quan thế Âm Cứu Khổ Cứu Nạn cho chúng sinh chúng con vượt qua kiếp nạn này.   

    3. Nên niệm chú đại bi vào lúc nào?

    Chú Đại Bi có thể được trì tụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên, có một số thời điểm được xem là thích hợp hơn để niệm Chú Đại Bi.

    Trì tụng Chú Đại Bi vào sáng sớm là một thói quen tốt để bắt đầu ngày mới với tâm trí tĩnh tại, sáng suốt và đầy đủ năng lượng.

    Trì tụng Chú Đại Bi vào buổi trưa là một cách để giải tỏa căng thẳng trong ngày làm việc và tâm tình bình an, thư thái hơn.

    Trì tụng Chú Đại Bi vào buổi tối là một cách để kết thúc ngày với tâm trí yên tĩnh và giải phóng những suy nghĩ và phiền muộn trong ngày.

    Ngoài ra, các dịp lễ Phật như Đại lễ Phật đản, Vu Lan, Báo hiếu cha mẹ, và những ngày quan trọng trong đời sống như sinh nhật, kỷ niệm ngày giỗ của người thân cũng là những thời điểm thích hợp để trì tụng Chú Đại Bi và cầu nguyện cho tình thân và sự an lành.

    4. Vận dụng chú Đại bi vào thiền tịnh

    Trì tụng Chú Đại Bi có thể được sử dụng như một phương tiện để hỗ trợ cho thiền định và nâng cao sự tập trung, tĩnh tâm, và giảm bớt căng thẳng.

    Trong khi thiền định, bạn có thể tập trung vào niệm Chú Đại Bi và nghĩ về ý nghĩa của các từ trong Chú Đại Bi. Điều này giúp bạn nâng cao khả năng tập trung và tĩnh tâm.

    Trì tụng Chú Đại Bi trong vài phút trước khi bắt đầu thiền định giúp bạn lấy lại sự tĩnh tâm và tập trung sau một ngày làm việc vất vả.

    Sau khi hoàn thành buổi thiền định, trì tụng Chú Đại Bi trong vài phút để giúp bạn giải tỏa căng thẳng và cảm thấy bình an.

    Như vậy, việc kết hợp trì tụng Chú Đại Bi và thiền định có thể giúp bạn tăng cường khả năng tập trung, giảm stress và cải thiện sức khỏe tinh thần.

    5. Những điều cần biết khi trì tụng Chú Đại Bi

    • Tâm trí nên tĩnh tại và tập trung: Khi trì tụng, tâm trí nên tập trung vào việc trì tụng, không nên để ý đến những suy nghĩ hay phiền não khác.
    • Điều chỉnh hơi thở: Khi trì tụng, nên điều chỉnh hơi thở sao cho nhẹ nhàng và đều đặn. Điều này giúp tăng khả năng tập trung và tĩnh tâm.
    • Nghiêm trang và tôn trọng: Trì tụng Chú Đại Bi là một hoạt động tôn trọng và linh thiêng, người trì tụng nên cảm thấy tôn trọng và biết ơn Phật và các vị thần linh.
    • Trì tụng đầy đủ và đúng cách: Nên trì tụng đầy đủ từ đầu đến cuối, không bỏ sót bất kỳ câu nào. Ngoài ra, nên trì tụng đúng cách theo từng âm điệu, giọng đọc và âm lượng.
    • Thực hành thường xuyên: Để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên thực hành trì tụng Chú Đại Bi thường xuyên, đặc biệt là vào các ngày lễ Phật giáo.
    • Tìm hiểu ý nghĩa: Nên tìm hiểu và hiểu rõ ý nghĩa của Chú Đại Bi để có thể tâm đắc và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

    Bài viết trên là ý nghĩa của Chú Đại Bi chi tiết nhất mà lichvannien365 muốn chia sẻ tới các bạn đọc. Mong rằng qua những thông tin trên sẽ giúp cho tất cả các Phật tử hiểu rõ hơn về Chú Đại Bi và gặp nhiều may mắn, bình an.

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Chia sẻ