10 Cách biến khó khăn thành trợ thủ của HT Thích Thiền Tâm

2021-10-22 05:54:15.0
Trong mười điều này, luận Bảo Vương Tam Muội đã dùng mười hạnh không cầu để phá trừ. Thế thì trong phước có họa, trong họa có phước, trong thông có ngại, trong ngại có thông.

MỤC LỤC

     

    Trong luận Niệm Phật Bảo Vương Tam Muội có thuyết minh về Thập Bất Cầu Hạnh, nghĩa là mười hạnh không cầu, để phá mười điều chướng ngại lớn. Mười điều chướng ngại này gồm nhiếp tất cả chướng ngại. Cho nên nếu nắm vững mười hạnh không cầu đây, thì tất cả chướng ngại đều phải tiêu tan. Mười hạnh ấy là:

    1. Thân không cầu không bệnh. Thân không đau bệnh thì tham dục dễ sinh. Tham dục sinh thì phá giới thoái đạo.

    2. Cuộc đời không cầu không hoạn nạn. Đời không hoạn nạn, thì kiêu xa dễ khởi. Khi lòng kiêu mạn xa hoa khởi lên, sẽ khinh dễ, đè lấn tất cả mọi người.

    3. Tu tâm không cầu không chướng ngại, tâm không chướng ngại thì sự học sẽ vượt bậc. Học vượt bậc tất có lỗi chưa được cho là mình đã được, đã thông suốt.

    4. Lập hạnh không cầu không bị ma chướng. Hạnh không ma chướng thì sức thệ nguyện không bền chắc. Nguyện không bền chắc sẽ có lỗi chưa chứng cho là mình đã chứng.

    5. Mưu sự không cầu dễ thành tựu. Sự dễ thành tựu thì sinh niệm khinh lờn. Niệm khinh lờn sinh, tất mang lỗi tự đắc cho rằng mình đủ đức hạnh tài năng.

    6. Giao hảo không cầu mình được lợi ích. Mình được ích lợi thì hư mất đạo nghĩa. Đạo nghĩa hư mất, tất chỉ thấy lỗi của người.

    7. Đối với người không cầu được sự thuận thảo. Người thuận thảo thì mình dễ tự kiêu. Và lòng đã kiêu căng, tất chỉ thấy phần phải của mình (mà không thấy được phần thiếu sót).

    8. Làm ơn không cầu báo đáp. Cầu báo đáp thì lòng có chỗ tính toan. Đã có tính toan tất sẽ ham lợi khoe danh.

    9. Thấy lợi không cầu mình được phần. Cầu được phần thì lòng si nổi động. Khi lòng si nổi dậy, tất sẽ bị mối lợi nhơ làm tiêu hủy thanh danh.

    10. Bị oan ức không cầu biện minh. Cầu biện minh thì lòng nhân- ngã còn chưa dứt. Tâm nhân- ngã thị phi chưa dứt, tất mối oán hận sẽ từ đó nảy sinh ra nhiều.

    Suy qua các điểm trên, ta thấy cuộc đời đầy nỗi chướng ngại, mà có thể khái quát lại trong 10 điều:

    1. Thân đau bệnh

    2. Gặp hoạn nạn

    3. Sự tu học bị ngăn trở

    4. Khi lập hạnh ma chướng phá

    5. Mưu sự thất bại

    6. Bạn bè phản phúc lãnh đạm

    7. Nhiều kẻ chống đối

    8. Làm ơn mắc oán

    9. Người mưu chiếm lợi danh

    10. Chịu nỗi oan ức

    Trong mười điều này, luận Bảo Vương Tam Muội đã dùng mười hạnh không cầu để phá trừ. Thế thì trong phước có họa, trong họa có phước, trong thông có ngại, trong ngại có thông. Vì hiểu lẽ này nên các bậc tu hành khi xưa đã dùng "sự chướng ngại làm duyên tiến đạo." 

    Tiên đức có bảo: "Nếu không bị người làm xúc não, tất đạo quả của mình khó thành tựu." 

    Bởi sự khinh hủy chửi mắng, giá họa vu oan, và mọi chướng ngại khác là "cái mức để đo lường đạo lực của người tu." 

    Nếu gặp những chướng duyên đó mà vẫn nhẫn nại an nhiên được, tất chứng tỏ người ấy đã tu tiến đến mức khá cao. Bằng chẳng thế, làm sao đo lường được mức tu tiến của mình? 

    Thật ra không phải người tu mong cầu sự chướng ngại, mà vì đường đạo đầy nổi bất trắc khó khăn, nên cần luôn luôn cảnh giác đặt mình trước mọi nỗi chướng duyên, để khi lâm cảnh vẫn an nhiên không rối động. 

    Diệu Hiệp đại sư bảo: "Mười hạnh trên, duy người trí huệ hùng tâm mới áp dụng nổi. Nếu biết xét soi giác ngộ, giữ vững mười điều này, thì tuy vào cảnh giới ma không bị ma làm thối chuyển. Dù cho ở trong cảnh sắc thinh, danh lợi, thương ghét, thị phi, thạnh suy, đắc thất... vẫn được an nhiên."
    Cho nên nếu không biết, thì tất cả sự tốt đẹp thuận lợi có thể thành duyên chướng đạo. Như xét thấu tất cả bệnh khổ cùng ma chướng đều giả dối không căn, tất nó cũng không làm chi được. Đối với mười điều trên, lối xử dụng của bậc trí lực là:

    1. Lấy bệnh khổ làm thuốc hay.

    2. Lấy hoạn nạn làm giải thoát.

    3. Lấy chướng ngại làm tiêu dao.

    4. Lấy các ma làm bạn pháp.

    5. Lấy việc khó làm an vui.

    6. Lấy bạn xấu làm giúp đỡ.

    7. Lấy kẻ nghịch làm vườn hoa.

    8. Lấy sự quên việc thi ân như quên bỏ chiếc dép rách.

    9. Lấy thanh đạm làm giàu sang.

    10. Lấy sự oan ức làm duyên tiến đạo.

    Xem đây suy rõ sự hay dở, được mất vẫn tùy tâm. Thế nên, người mới tu rất sợ chướng duyên, bậc tu lâu có khi lại muốn thử đương đầu với chướng cảnh. 

    Xin thuật ra đây một đôi chuyện để làm ví dụ:

    Thuở xưa, ngài Thần Quang sau khi đắc pháp với tổ Đạt Ma, liền hạ mình đi làm mướn, như bửa củi, giã gạo hoặc gác cửa cho người. 

    Có kẻ đến hỏi: "Ngài là bậc kế truyền Tổ vị, sao lại thấp mình đi làm những việc tầm thường như thế?" 

    Ngài đáp: "Ta muốn hàng phục cái tâm của ta, chẳng phải chỗ ông biết!"

    Để so sánh về các hạnh tu, xin kể tiếp thêm vài chuyện:

    • Một sư cô nọ muốn dứt trừ lỗi lầm, nguyện kiết thất và tịnh khẩu ( không nói 100%) trong ba tháng. 

    Buổi chiều kia, cô đang ngồi bên cửa sổ lần chuỗi niệm Phật. Có ông đạo trông thấy liền nói chuyện với người bạn, bảo cô nhiều nghiệp, nhiều tánh xấu. Cô nghe nóng giận đỏ mặt, nhưng vẫn làm thinh tiếp tục niệm Phật. Giây lát ông đạo bảo: 

    • Tôi rình thấy cô này lấy một ông ở bên hàng xóm.

    Cô giận quá, nhịn không được nói lớn tiếng lên:

    • Huynh nói tôi lấy ai phải xác nhận lại, chớ tôi không chịu bỏ qua vụ này đâu?

    Ông đạo cả cười đáp:

    • Đó là tôi cố ý thử cô mà thôi. Cô đã nguyện tịnh khẩu sao lại còn nói chuyện? Vả lại tịnh khẩu là cốt để tịnh tâm, mà cô tịnh tâm không được, thì tịnh khẩu có ích gì?

     Sư cô ấy nghe xong chợt tỉnh ngộ, hổ thẹn làm thinh.

    Trong hai đoạn trên, ta thấy sư cô nọ muốn phá phiền não, song chỉ theo hình thức mà thôi. Còn ngài Thần Quang biết tất cả phiền não đều không, và cội gốc do nơi tâm chấp ngã, nên mới giả làm kẻ thấp hèn chịu người sai mắng, để xem tâm nhân-ngã thị phi còn động chăng để dứt trừ.

    Để kết luận, bậc trí lực chẳng những không ngại chướng duyên, mà còn mượn chướng duyên để tu tiến. Các vị ấy không còn chấp nê hình thức, vì hình thức chỉ là phương tiện mà nội tâm mới là cứu cánh.

    Bởi vậy, Đức Phật dạy :

    Lấy bịnh khổ làm thuốc thần,
    Lấy hoạn nạn làm giải thoát,
    Lấy khúc mắc làm thú vị,
    Lấy ma quân làm bạn đạo,
    Lấy khó khăn làm thích thú,
    Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đở,
    Lấy người chống đối làm nơi giao du,
    Coi thi ân như đôi dép bỏ,
    Lấy sự xả lợi làm vinh hoa,
    Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh.

    (Trích "Niệm Phật Thập Yếu" - HT Thích Thiền Tâm)

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Chia sẻ