5 Niềm Tin Thiết thực giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống hiện tại

2022-11-17 15:03:52.0
Trong Bát Chánh Đạo chúng ta không thấy có Chánh Tín, nhưng Chánh Tín (Niềm Tin) Quan trọng lắm. Tín là gốc của Đạo, là mẹ sanh ra muôn vàn công đức,

MỤC LỤC

    (Tín= Saddha) Niềm tin căn bản của người Phật tử là tin vào Tam Bảo, vì nếu không có đức tin thì không có cơ sở để chúng ta thực hành việc thiện. Định nghĩa Tín=Saddha=bám lấy điều thiện, gìn giữ điều thiện. Tin vào Tam bảo= Tin vào Ân Đức Phật, Ân Đức Pháp, và Ân Đức Tăng ( Xem thêm trong bài Tụng Kinh Lễ Bái Tam Bảo)

    Trong Bát Chánh Đạo chúng ta không thấy có Chánh Tín, nhưng Chánh Tín (Niềm Tin) Quan trọng lắm. Tín là gốc của Đạo, là mẹ sanh ra muôn vàn công đức, coi trong luận giải của các vị giáo thọ để có Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, và Chánh Mạng ( tức là GIỚI) thì phải có Chánh Tín tức là Đức Tin mới Giữ Giới được.

    A- 5 Niềm tin thiết thực giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống hiện tại:

    1. Tín - Niềm tin vào lý nhân quả Nghiệp Báo: Tin rằng Pháp thiện thì cho quả an vui, Pháp bất thiện thì cho quả khổ

    Thường thì ta nói và hiểu rằng làm thiện cho quả thiện, ác cho quả ác, nhưng thực tế chưa hẳn ta đã tin vào điều đó, vì rằng mối lần ta gặp quả khổ tức là những sự việc không như ý của bản thân, là mình than liền, do mình không tin đây là quả khổ của những việc bất thiện mình đã từng gieo trong quá khứ, không tin rằng đây là đang trả nợ, còn nếu mình thật sự tin nhân quả nghiệp báo, tin rằng đây là món nợ mình phải trả thì mình đâu có hề than vãn

    2. Phải tin rằng tất cả mọi thứ hội tụ đủ nhân duyên thì có mặt, đủ nhân duyên thì vắng mặt - Lý duyên khởi

    Nếu chúng ta hiểu về Lý duyên khởi, hiểu rằng mọi thứ do duyên mà có, do duyên mà mất đi thì dễ dàng chấp nhận mọi thứ. Tuy nhiên thực tế thì không hẳn vậy, ví như một người đang khỏe mạnh, đi xét nghiệm máu định kỳ, kết quả bất ngờ khiến họ bị hoảng hồn. Nếu như tin rằng mọi thứ hội tụ đủ nhân duyên nó có mặt, thì phải tin rằng bất kỳ 1 sự việc nào nó xảy ra là hợp lý, mà hợp lý thì không bực bội với nó đó cũng chính là Lý Duyên Khởi.

    Xem thêm:

    Lịch âm hôm nay - Lịch âm năm 2023 - Xem ngày tốt - Tử vi hàng ngày

    3. Chánh tín (Niềm tin) phải đi kèm Chánh kiến (trí tuệ): 

    Gặp một sự việc sung sướng thì đặt câu hỏi, minh đang ngộ nhận ở đâu đó, và ngược lại nhưng cái khổ tâm, khổ thân có phải là do mình đang hiểu sai, chấp lầm ở đâu đó không

    4. Tin rằng tu tập thành tựu phải có thiện hữu, thầy tổ:

    Tu là đang chữa bệnh Tâm, tự mình không thể tự chữa cho mình được, Luật dạy rằng Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ diệt, tu không có thầy có bạn không thành được, ăn cơm có canh, tu hành có bạn, 

    Như một người ngồi nhà một mình, biết bao cám dỗ dình dập, với phàm tính của phàm nhân, làm sao không dính được, nhưng chỉ cần bên cạnh có người bạn đạo nhắc nhở thì làm sao có thể sa ngã.

    Tu là phát triển được năng lực xử lý phiền nào, không đủ tự tin để xử lý phiền não là tu không hiệu quả, tu sai đường.

    5. Sống trong Chánh niệm tỉnh giác theo tinh thần của tứ niệm xứ

    Trong Kinh Đại Niệm Xứ Đức Phật có nói: "Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn, đó là "Tứ Niệm Xứ")

    Xem thêm

    Tử Vi Tháng Mới 12 Cung Hoàng Đạo - Tử Vi Tuần Mới 12 Cung Hoàng Đạo 

    B- Cấp độ của Niềm Tin

    Niềm tin có 2 Cấp

    1/ Tin vào trong Kinh và lời dạy của các vị giáo thọ (Niềm tin này không vững=trí học, trí tư)

    2/ Do sự trải nghiệm thật ( đi kèm trí tu =niềm tin bền vững)

    Trí văn-Trí Tư-Trí Tu=Kiến thức-Kỹ năng-Thái Độ

    Đánh giá dược năng lực, kết quả tu tập của mình dưới 3 góc độ kiến thức, kỹ năng, thái độ

    1. Kiến thức (pháp học): Kinh tạng, Vi Diệu Pháp,..

    2. Kỹ năng (pháp hành): Thiền định, thiền Tuệ, Tiếng Pali...

    3. Thái độ(sự thành tựu): Cái mà quyết định tu thành công hay không là ở thái độ

    Ví dụ khi đụng chuyện mình trở nên sân hận, mất bình tĩnh, chứng tỏ Kiến thức và Kỹ năng của mình không có tiêu hóa, không có thành tựu, không thể hiện ra được bằng thái độ, hành động, lời nói của anh.

    Ví dụ thang điểm 100 thì kiến thức 10đ, thực hành 20đ, và Thái độ 70đ.

    Bài viết được trích dẫn từ Bài Pháp thoại của huynh Tuhocpp đã thuyết giảng ngày Chủ nhật 13-11-2022 tại room Paltalk Phatgiaonamtruyennt. Bạn đọc có nhu cầu tham gia lớp học Phật Pháp Căn Bản vui lòng tải ứng dụng Paltalk cho điện thoại, Tìm lớp Phatgiaonamtruyennt, thời gian học từ 4h30 đến 6h30 buổi sáng tất cả các ngày trong tuần. Xin chia phước này đến những ai hoan hỉ với thiện pháp!. Trân trọng !

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Chia sẻ