5 Pháp Bố Thí Của Bậc Chân Nhân

24/10/2022 03:52
Bố thí có cung kính, bố thí có suy nghĩ, bố thí tự tay mình, bố thí đồ không quăng bỏ, bố thí có nghĩ đến tương lai.

    Bố thí (Dāna) từ dā (cho, phát ra, phân phối). Dāna là hành động cụ thể của sự ban cho hay bố thí, nói chung, và đặc biệt là sự cúng dường cho chư tăng ni. Dāna có bản chất vô tham, có nghĩa là từ bỏ tâm dính mắc vào các thứ, từ của cải thế gian cho đến gia đình, đến nhân dạng hay ngay cả thân mạng vì lợi ích của chúng sinh khác. Dāna được ví như “một giọt nước chảy xuôi xuống lá sen, không dính mắc gì trên mặt lá.”

    Dāna đứng đầu trong mười ba la mật (pāramī) vì là hạnh nguyện thông thường và dễ hành trì nhất cho tất cả mọi người. 

    Đối với Người kém mình và bằng mình gọi là Bố thí, trên mình gọi là cúng dường. ( Đối với Chư Tăng thì dùng từ Cúng Dường, không dùng Bố Thí)

    Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Chương Bốn Pháp, Phẩm Bậc Chân Nhân, Đức Phật gọi thế nào là Bậc Chân Nhân:

    "4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Chân nhân.

    5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình từ bỏ sát sanh và khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho và khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục và khích lệ người từ bỏ khác tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo và khích lệ người khác từ bỏ nói láo, tự mình từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu và khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân."

    5 Pháp Bố Thí của Bậc Chân Nhân

    THẾ NÀO LÀ BỐ THÍ KHÔNG XỨNG BẬC CHÂN NHÂN và BỐ THÍ XỨNG BẬC CHÂN NHÂN:

    "(VII) (147) Bố Thí Không Xứng Bậc Chân Nhân

    1. - Có năm loại bố thí này, này các Tỷ-kheo, không xứng bậc Chân nhân. Thế nào là năm?

    2. Bố thí không cung kính, bố thí không suy nghĩ, bố thí không tự tay mình, bố thí đồ quăng bỏ, bố thí không nghĩ đến tương lai.

    Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm loại bố thí không xứng bậc Chân nhân.

    3. Năm loại bố thí này, này các Tỷ- kheo, là loại bố thí xứng bậc Chân nhân. Thế nào là năm?

    4. Bố thí có cung kính, bố thí có suy nghĩ, bố thí tự tay mình, bố thí đồ không quăng bỏ, bố thí có nghĩ đến tương lai.

    Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm loại bố thí xứng bậc Chân nhân.

    (VIII) (148) Bố Thí Xứng Bậc Chân Nhân

    1. - Này các Tỷ-kheo, có năm loại bố thí này xứng bậc Chân nhân. Thế nào là năm?

    2. Bố thí có lòng tin, bố thí có kính trọng, bố thí đúng thời, bố thí với tâm không gượng ép, bố thí không làm thương tổn mình và người.

    Này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí với lòng tin chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn, đẹp trai, dễ ngó, có thành tín và thành tựu dung sắc thì thắng như hoa sen.

    Và này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí có cung kính, chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn; và các con trai, các bà vợ, các người nô tỳ, các người đưa tin, các người làm công, những người ấy đều sẵn sàng vâng theo người ấy, họ lóng tai và phục vụ với tâm hiểu biết. Và này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí đúng thời, chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả:

    Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn; và các vật dụng đến với người ấy đúng thời và sung túc. Và này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí với tâm không gượng ép, chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn, và hướng tâm thụ hưởng đầy đủ năm dục công đức.

    Và này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí không làm thương tổn mình và người,

    chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn; và không một tai nạn nào từ đâu đến, đến với tài sản của người ấy, hoặc từ lửa, từ nước, từ vua, từ ăn trộm, từ các người thù địch hay từ các người thừa tự.

    Này các Tỷ-kheo, có năm loại bố thí xứng bậc Chân nhân này

    (TRÍCH Tăng Chi Bộ Kinh, Chương V Pháp XV. Phẩm Tikandaki)






     

    =>

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Đánh giá bài viết
    Chia sẻ bài viết
    Xếp hạng: 4.5 · 2 đánh giá
    Bình luận

    Tin cùng chuyên mục

    Đức Phật và 12 Nghiệp Phải trả trong kiếp cuối
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-03-16 15:26:28.0
    Dù Đức Phật đã là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài đã đoạn trừ hoàn toàn các lậu hoặc (phiền não ngủ ngầm trong Tâm, tức là Ngài không còn có cái Khổ về TÂM, nhưng Ngài vẫn phải chịu Khổ của THÂN ngũ uẩn này" .
    Điều gì khiến cho người nữ được xinh đẹp, giàu sang, hay xấu xí, nghèo khổ...
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-02-13 15:28:25.0
    Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc đẹp, được ưa nhìn, tịnh tín, thành tựu với dung sắc thù thắng
    Ngày Vía Thần Tài và Câu Chuyện về Tôn Giả Thi Bà La (Sivali) Đệ Nhất Tài Lộc
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-01-30 09:14:53.0
    Trong dân gian có phong tục cúng Thần Tài vào ngày 10/01 âm lịch hằng năm để cầu tài lộc dồi dào bằng cách mua cá lóc nướng về cúng rồi ăn. Việc thờ cúng như vậy chỉ gieo thêm nghiệp sát sinh vào cuộc đời, vậy liệu rằng, việc làm đó có thực sự linh thiêng?
    Văn Cúng Tạ Mộ Cuối Năm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-01-14 20:44:21.0
    Thường bắt đầu từ ngày đưa ông Táo lên trời 23/12 âm lịch và kết thúc vào ngày 30 Tết Nguyên Đán (ngày cuối cùng của năm cũ) sẽ dọn dẹp mộ phần sạch sẽ và làm lễ tạ mộ cuối năm mời ông bà tổ tiên vào ăn tết và cảm tạ thần linh dung dưỡng phần mộ an lành.
    Đêm Giao Thừa Tụng Kinh Gì thì tốt ?
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-01-14 19:50:33.0
    Truyền Thống của Phật Giáo Đại Thừa ( Phật giáo Phát triển) thì thường cầu an nên hay tụng Kinh Phổ Môn, Kinh Dược Sư - Phật Giáo Nguyên Thủy thường tụng Kinh Châu Báu, Kinh Tam Bảo, Kinh Nhân Quả Nghiệp Báo Sai Biệt, Kinh Điềm Lành ...
    5 Niềm Tin Thiết thực giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống hiện tại
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2022-11-17 15:03:52.0
    Trong Bát Chánh Đạo chúng ta không thấy có Chánh Tín, nhưng Chánh Tín (Niềm Tin) Quan trọng lắm. Tín là gốc của Đạo, là mẹ sanh ra muôn vàn công đức,
    Hồi Hướng Phước Cho Diêm Vương để hỗ trợ khi đọa Địa Ngục
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2022-11-03 10:21:43.0
    Chúng con thành tâm hồi hướng, chia phần phước- thiện pháp-thí thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân quyến,chư Thiên, các Diêm Vương, bạn hữu cùng tất cả chúng-sinh từ cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, nhân-loại, chư- thiên trong các cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên trong các cõi trời sắc-giới, .
    11 Bài Kinh Hộ Trì Phật Giáo Nguyên Thủy- Ý Nghĩa và Lợi ích của việc tụng đọc
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2022-10-13 16:19:22.0
    Cái gì là điềm lành của nhân loại? Việc tranh cãi xôn xao từ cõi người cho đến cõi Phạm thiên, và không ai có thể đưa ra lời giải thích thỏa đáng.
    Lịch Dâng Y Kathina 2022 Các Chùa trong Hệ Phái Theravāda - Phật Giáo Nguyên Thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2022-10-05 09:18:57.0
    Lịch Dâng Y Kathina 2022 Các Chùa trong Hệ Phái Theravāda - Phật Giáo Nguyên Thủy
    3 Nhân Vật Xuất Sắc Nhất về Hạnh Bố Thí
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2022-08-16 16:27:46.0
    Thời Phật còn tại thế có 2 nhân vật là Ông Phú Hộ Anāthapiṇḍika và bà Visākhā, đến sau khi Đức Phật nhập Niết bàn thì có thêm vua Asoka
    Chia sẻ