Trước và sau khi trở thành Phật, Siddhartha Gautama vẫn luôn là một người cha, và Ngài có những quy tắc riêng để nuôi dạy chính con trai của mình.
Ngày nay, một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm là làm sao để dạy dỗ con cái đúng cách, hướng cho các em đi đúng con đường cần đi. Mỗi phụ huynh sẽ có những kỳ vọng của riêng mình, nhưng tựu chung, họ đều mong muốn con cái của mình trở thành những đứa trẻ trung thực, can đảm, tự tin và biết phấn đấu cho một tương lai trước mắt.
Thời Thái tử Siddhartha Gautama sinh sống, trước khi trở thành Phật, Ngài đã là một người cha của cậu con trai Rahula. Sau khi tìm ra con đường của riêng mình và trở thành Phật, Ngài cũng không quên đưa Rahula theo, tiếp tục dạy dỗ cậu, từ một cậu bé ngỗ nghịch trở thành một Phật tử thấu hiểu mọi đạo lý trên đời.
Theo Đức Phật nếu muốn dạy con trở thành những đứa trẻ tuyệt vời, tử tế không thể bỏ qua 5 nguyên tắc vàng dưới đây.
Theo Đức Phật dù cha mẹ có dùng những lời hay ý đẹp thế nào để dạy con mà bản thân mình lại không làm gương thì cũng không có tác dụng gì.
Trẻ nhỏ không học từ 1000 điều chúng ta nói suông, mà sẽ học từ cách chúng ta cư xử với mọi người xung quanh, cách chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đó sẽ là những bài học trực quan và sinh động nhất.
Chính vì vậy, trước khi kỳ vọng có một đứa con trung thực, hiểu chuyện, biết kính trên nhường dưới, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, luôn phấn đấu và nỗ ʟực hết mình, cha mẹ nên nhìn lại bản thân xem mình đã là một tấm gương tốt cho con hay chưa.
Đức Phật nói, ngoài bản thân ta thì chẳng ai có thể cứu được ta. Chỉ có tự ta bước đi trên con đường của mình.
Có một điều chắc chắn là dù bạn có yêu thương đứa con của mình đến thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng không thể thay con sống cuộc đời của chúng, vì thế, bạn cho con tự lập sớm bao nhiêu thì càng giúp cho phần đời về sau của con càng trở nên dễ dàng bấy nhiêu.
Hãy để con có cơ hội làm điều đó, từ đánh răng, rửa mặt, đi dép, mặc quần áo, đến khi con lớn hơn chút nữa, hãy để con làm việc nhà, dọn dẹp phòng của mình, nấu các món ăn đơn giản khi thời điểm đã thích hợp.
Một trong những điều khó nhất của việc làm cha mẹ, chính là việc biết từ bỏ những thú vui của bản thân khi cần thiết.
Nếu không biết từ bỏ những sở thích cá nhân, những sự thoải mái thời son rỗi một cách tự nguyện và vui vẻ, thì cuộc sống làm cha mẹ của bạn sẽ là một cuộc chiến đúng nghĩa, và vô cùng mệt mỏi, không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tinh thần.
Nên nhớ, trẻ con không cần sự quản lý của bố mẹ, mà cần được nuôi dưỡng và chăm sóc. Với những năm đầυ đời của trẻ, hãy dồn hết tâm huyết và tình yêu thương cho trẻ, nhất định thành quả bạn đạt được sẽ không khiến bạn thất vọng.
Đức Phật nói, trái tim con người cũng giống như một khu vườn. Nó có thể gieo trồng hạt giống của lòng trắc ẩn, nỗi sợ hãi, sự oán giận hoặc tình yêu. Bạn trồng hạt giống gì thì sẽ ra thứ đó.
Hãy để con trẻ được khám phá bản thân, làm những gì chúng yêu thích chứ đừng áp đặt.
Có thể bạn muốn chúng trở thành ɴʜâɴ viên ngân hàng, kỹ sư hay kiến trúc sư. Nhưng đó là CHÚNG TA MUỐN, không phải BỌN TRẺ MUỐN. Nếu bố mẹ bạn muốn bạn sống cuộc đời theo ý họ, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
Do đó, muốn nuôi dạy được những đứa trẻ tuyệt vời, với sự tự tin, mạnh mẽ và khao khát thể hiện mình, hãy biết buông bỏ đúng lúc, để chúng được làm những gì chúng giỏi và chúng muốn.
Đức Phật dạy rằng, “Đừng bám vào quá khứ, cũng đừng mơ tới tương lai, hãy tập trung vào hiện tại”. Câu nói nổi tiếng này cũng đúng trong việc nuôi dạy con cái.
Trẻ con có lẽ là một đối tượng lĩnh hội tốt nhất lời dạy này của Đức Phật. Không giống như người lớn, lúc thì mơ tưởng đến quá khứ huy hoàng, lúc lại mơ tới tương lai sau này họ và con cái họ sẽ ra sao, trẻ con luôn biết tận hưởng mọi khoảnh khắc mà chúng đang có.
Khi mặc quần áo cho con, đừng phàn nàn về chuyện con đã nghịch bẩn ra sao, hãy cho con thấy sự trìu mến và bao bọc của cha mẹ. Trẻ con rất nhạy cảm, chúng sẽ cảm nhận được ngay sự kỳ diệu này, và sự kỳ diệu đó sẽ là những cʜấᴛ dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho sự phát triển của chúng.
Minh Khuê