Có những cách tạo phước nào?

2021-04-16 06:45:54.0
Đối với mỗi Phật tử, mỗi ngày trôi qua chúng ta đều phải nhìn lại xem trong ngày đó chúng ta đã tạo được những công đức nào (phước) và đã phạm những tội nào làm tiêu hao công đức. Phải thường xuyên để ý đến mỗi hành động, lời nói, suy nghĩ (thân, khẩu, ý), cân đo đong đếm và quán xét kỹ lưỡng việc làm đó tạo ra phước hay tăng thêm tội.

MỤC LỤC

    Đối với mỗi Phật tử, mỗi ngày trôi qua chúng ta đều phải nhìn lại xem trong ngày đó chúng ta đã tạo được những công đức nào (phước) và đã phạm những tội nào làm tiêu hao công đức. Phải thường xuyên để ý đến mỗi hành động, lời nói, suy nghĩ (thân, khẩu, ý), cân đo đong đếm và quán xét kỹ lưỡng việc làm đó tạo ra phước hay tăng thêm tội.

    Nếu việc làm chỉ thuần tạo phước thì quá tốt, chúng ta nên làm ngay chớ có phân vân.

    Nếu việc làm chỉ thuần tạo tội thì phải quyết tâm không làm.

    Có những hành động vừa tạo tội vừa tạo phước thì cân lường xem phước nhiều hơn hay tội nhiều hơn. Nếu phước nhiều hơn thì chọn làm và đồng thời sám hối phần tội. Nếu tội nhiều hơn thì chúng ta không nên làm.

    Tôi sẽ lấy ví dụ cho các trường hợp trên để quý vị dễ hình dung:

    Trường hợp 1: Thuần tạo phước: Ví dụ, đang nấu ăn, bạn gặp một đàn kiến (hay bất kỳ côn trùng nào) đang chới với trong chậu nước, hãy đưa tay vớt chúng lên và đem chúng đến chỗ an toàn. Với hành động nhỏ này, bạn đã tạo ra công đức vô lượng.

    Trường hợp 2: Thuần tạo tội: Ngược lại với hành động trên, thấy trong bếp nhiều kiến, muỗi quá. Bạn vội vàng lấy bình xịt côn trùng xịt chết không sót một con nào. Trong tích tắc bạn đã đoạt đi tính mạng của hàng trăm chúng sinh vô tội.

     Trường hợp 3: Ai đó  gửi cho bạn một ít đồ ăn mặn (thịt, cá….) bạn không biết nên lỡ nhận quà của họ, nhưng bạn lại ăn chay trường. Nếu bạn ăn thịt thì phạm giới, nếu bạn vứt đồ ăn thì phạm tội bỏ phí thức ăn. Làm sao bây giờ? Bạn cân đo xem bên nào nặng tội hơn? Tội vứt đồ ăn sẽ không nặng bằng tội sát sinh (ăn thịt). Nhưng vứt đồ ăn thì bạn sẽ áy náy, sẽ có một cách giúp bạn được viên mãn công đức là mang số thức ăn đó đi bố thí cho chúng sinh khác, có thể là người nghèo khổ, người vô gia cư hoặc có thể là côn trùng, chuột, bọ, chó hoang, mèo hoang….ở gần nhà, đồng thời trì chú, niệm Phật hồi hướng cho chúng sinh đó. Bạn vừa không bị mang tội sát sinh, vừa không phạm giới, vừa không phạm tội bỏ phí đồ ăn. Ngược lại bạn lại có thêm công đức bố thí thức ăn và gieo duyên Phật Pháp cho chúng sinh.

    Sau đây tôi sẽ tổng hợp các việc làm hàng ngày giúp bạn tạo Phước. Dưới đây chỉ là một số việc tạo phước cơ bản, trên thực tế có hàng ngàn cách tạo công đức không thể liệt kê ra hết được. Quý vị tham khảo:

     1. Trì chú

    Chúng ta hãy bắt đầu với thần chú nổi tiếng nhất thế giới, đó là tâm chú của Bồ-tát Quán Thế Âm “Án Ma Ni Bát Di Hồng” (Om Mani Padme Hum). Khi trì thần chú này, hãy tập trung vào âm thanh của chú và để âm thanh thâm nhập vào tận tâm thức của mình. Luôn luôn trì chú với ý tưởng mang lợi ích đến cho người khác. Không bao lâu, chúng ta sẽ thấy mình trở nên dễ thương hơn, khoan dung hơn, bớt bối rối hơn và trở nên bình tĩnh hơn.

    Đây là cách tạo ra công đức vô lượng, không thể nghĩ bàn. Dễ thực hiện. Bạn có thể trì nhiều loại chú khác nhau. Phổ biến nhất là Chú Đại Bi, Lục Tự Đại Minh Chú…

    2. Đọc/tụng/thọ trì Kinh

    Kinh gì mình thấy thích là được. Không cần phải phân vân nên tụng Kinh này hay Kinh kia, Kinh nào nhiều công đức hơn, đã là Kinh Phật thì tụng Kinh nào cũng đều có công đức cả. Cũng không nhất thiết phải ngân nga như các nhà Sư ở trong chùa, cứ đọc bình thường là được.

    Có 4 cấp độ:

    • Cấp 1: Đọc (Nhìn Kinh và đọc).
    • Cấp 2: Tụng (Học thuộc lòng không cần nhìn Kinh).
    • Cấp 3: Thọ trì (Nhớ, hiểu, áp dụng và duy trì  thực hành hàng ngày vào cuộc sống)
    • Cấp 4: Giảng nói cho người khác nghe, hiểu và thực hành theo.

    Cứ tăng một cấp thì công đức cũng từ đó tăng thêm rất nhiều lần.

    3. Niệm Phật

    Niệm danh các vị Đại Bồ Tát (Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật; Nam Mô A Di Đà Phật; Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát; Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát….). Đây là cách tạo công đức dễ dàng nhất. Bạn không phải ngồi đọc như tụng Kinh, không cần phải nhớ các bài chú quá dài, bạn chỉ cần niệm danh hiệu các Ngài mọi lúc mọi nơi: Lúc đi đường, lúc làm việc nhà, lúc nấu ăn, lau nhà … lúc chờ xe buýt, lúc không có việc gì làm…ai ai cũng có thể làm được.

    Một cách thức mạnh mẽ không ngờ để giải trừ những ác nghiệp là niệm danh hiệu Phật và lễ Phật sám hối. Trong khi niệm Phật chúng ta phát khởi ý nghĩ sám hối về những nghiệp xấu đã tạo ra trong những kiếp trước và ngay trong kiếp sống này. Niệm Phật thành tâm, nhờ tha lực của chư Phật cùng với sự tự lực của bản thân sẽ giúp cho những bất thiện nghiệp của chúng ta tiêu tan dần theo năm tháng.

    4. Chép Kinh, chép Chú

    Cách này mất khá nhiều thời gian nhưng công đức mang lại thì vô cùng to lớn, không thể tính kể. Khi chép Kinh, Chú đầu bạn sẽ không bị vọng tưởng như lúc tụng đọc mà tập trung vào từng câu Kinh, câu Chú để chép.

    5. Nghiên cứu Phật Pháp và hoằng dương Phật Pháp

    Cách dễ nhất và tiếp cận được nhiều người nhất là thông qua mạng xã hội: Facebook, youtube….). Đây là một hình thức bố thí Pháp, công đức vô lượng, không thể nghĩ bàn. 

    6. Nghe Pháp

    Nghe các sư Giảng Pháp tại chùa hoặc đơn giản hơn là lên mạng tìm và nghe các bài giảng Pháp: Người nghe Pháp hiểu và thực hành theo cũng tạo ra công đức vô lượng.

    7. Lạy (năm vóc sát đất), lễ kính Chư Phật, Đại Bồ Tát

    Hàng ngày nếu bạn có thời khóa tu thì nên dành thời gian để lễ, lạy các vị Phật, Đại Bồ Tát…Hoặc khi nào có điều kiện thì bạn thực hiện. Có ban thờ Phật thì quá tốt. Trong trường hợp không có ban thờ Phật, thậm chí không có tượng Phật, bạn có thể quỳ và lạy Phật bất cứ nơi đâu (trừ những chỗ bất tịnh) và trong đầu quán tưởng đến các Ngài là được. Trong quá trình lạy Phật bạn nên kết hợp xưng tán công đức của Như Lai và tùy hỷ công đức của các Ngài.

    8. Sám hối nghiệp chướng hàng ngày

    Sám hối với oan gia trái chủ - sám hối tập khí, phiền não – sám hối các việc xấu tạo ra trong quá khứ và hiện tại. Việc sám hối hàng ngày giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng, tiêu trừ tập khí xấu: giảm ngã mạn….càng ngày việc tu hành của ta ngày càng thêm tinh tấn, cuộc sống sẽ tốt đẹp lên.

    9. Cúng dường Phật

    Nếu nhà có ban thờ Phật, hàng ngày bạn có thể tự làm đồ ăn chay, hoặc mua hương, hoa, đèn và các đồ trang trí để cúng dường lên ban thờ Phật. Nếu nhà không có ban thờ Phật bạn có thể mua đồ và mang lên chùa cúng dường Phật. Công đức cúng dường Phật thì không thể nghĩ bàn, nhiều không tính kể.

    10. Quy Y Tam Bảo và luôn tín tâm vững chắc với Tam Bảo

    Hàng ngày bạn thực hiện tam tự quy y. Lời nói quy y có tam quy, tam kết như sau: Con là…(tên tục) suốt đời quy y Phật, suốt đời quy y Pháp, suốt đời quy y Tăng (nói 3 lần). Quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi (cũng nói 3 lần).

    11. Trong tâm luôn nghĩ nhớ đến Phật

    Nếu không có điều kiện thực hiện các việc trên, bạn chỉ cần hướng tâm mình nghĩ, nhớ đến các vị Phật, Đại Bồ Tát với một tấm lòng thành kính là bạn đã tạo ra được công đức rồi.

    12. Giữ giới thanh tịnh

    Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nghiện ngập, không nói dối – nói lưỡi hai chiều – nói lời hung ác... Người giữ được giới thì công đức không thể nghĩ bàn, quỷ thần đều nể sợ.

    13. Ăn chay

    Đây cũng là một cách tạo ra công đức. Nếu như không thể ăn chay trường bạn có thể linh hoạt ăn chay ngày rằm, mồng một, nếu hơn nữa thì ta ăn chay ngày thập trai (1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30).

    14. Vẽ tranh, ảnh Phật

    Bạn không cần phải có năng khiếu, phải vẽ đẹp, bạn chỉ cần thành tâm, dồn hết công sức và niềm tôn kính của mình vào bức tranh là được. Trường hợp không thể vẽ bạn có thể in tranh Phật và tự tay tô điểm, trang trí tranh Phật. Đây cũng là một cách tạo ra công đức lớn không thể tính đếm.

    15. Phóng sinh

    Nếu không có điều kiện làm hàng ngày thì bạn có thể làm hàng tháng. Lưu ý: Khi chọn mua vật phóng sinh bạn không nên dặn hay đặt trước với người bán, vì như vậy người bán họ sẽ phải gom cho bạn đủ số lượng thì công đức phóng sinh sẽ bị giảm đáng kể. Cách tốt nhất là mỗi ngày đi chợ bạn thấy con vật nào còn sống khỏe thì cứ mua ngẫu nhiên về và phóng sinh. Nên phóng sinh các loài thủy tộc dễ sống như: Lươn, chạch, ốc, cá trê, cá lóc hoặc các loại chim, dế…. Không nên mua các con vật phóng sinh ở gần đền, chùa nơi mà người ta cố tình bán cho người đi chùa phóng sinh, làm như vậy là mình đang tiếp tay cho họ bắt gom động vật cho mình phóng sinh.

    Công đức của việc phóng sinh thì không thể nghĩ bàn.

    16. Ấn tống Kinh sách

    Gieo duyên Phật Pháp cho chúng sinh thì ngay trong kiếp này hoặc kiếp sau bạn sẽ được người khác giúp đỡ trong tu tập Phật Pháp (được gieo duyên lại….), tăng trí huệ, tăng phước báu vô lượng.

    Chú ý khi ấn tống Kinh, sách: Phải cho tặng đúng đối tượng, có những ghi chú nhỏ giúp họ cẩn thận hơn trong bảo quản Kinh sách, tránh tình trạng phạm tội khinh nhờn hoặc phỉ báng Kinh Phật.

    17. Khuyên người khác

    Khuyên người khác niệm Phật, khuyên người phóng sinh, làm thiện, sống tốt, khuyên người ăn chay - không sát sinh...

    18. Tài thí

    Từ thiện ủng hộ tiền bạc, vật chất cho các hoàn cảnh khó khăn, hiến máu….

    19. Làm công quả ở chùa

    20. Thực hành bát quan trai

    (https://phatgiao.org.vn/bat-quan-trai-gioi-la-gi-d16410.html)

    21. Thực hành thập thiện

    (https://phatgiao.org.vn/luan-ve-muoi-dieu-lanh-trong-kinh...).

    23. Hiếu kính cha mẹ cho đến kính trọng người già và tất cả những người xung quanh mình.

    24. Rải tâm từ bi đến tất cả muôn loài (Để có tâm từ bi thì chúng ta cần quán từ bi hàng ngày).

    25. Thực hành hạnh nhẫn nhục

    (https://phatgiao.org.vn/hanh-nhan-nhuc-d37288.html)

    26. Bảo vệ, cứu giúp, bố thí cho chúng sinh

    Bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người yếu thế, an ủi giúp đỡ người đang gặp khó khăn, sợ hãi, cứu người, cứu vật hoạn nạn…

    Bố thí là hạnh đi đầu của những ai muốn thực thi Bồ tát hạnh. Khi hiến tặng cho người cũng là lúc chúng ta gia tăng tích lũy thiện nghiệp xuất phát từ lòng từ bi. Mình luôn cho ra với tấm lòng quảng đại, vui vẻ, hoan hỷ không có bất cứ một điều kiện nào đi kèm, đó là bố thí đúng nghĩa với lời Phật dạy. Nếu bạn không có khả năng bố thí tiền bạc thì có thể bố thí thời giờ, công sức, sự hiểu biết hay tài năng của mình, để giúp cho đời sống này bớt khổ đau, tất cả những điều này cũng có giá trị ngang nhau với tiền bạc.

    Trên đây là các việc tạo ra công đức mà bạn có thể áp dụng hàng ngày trong cuộc sống. Thực tế thì có rất nhiều cách tạo phước mà không thể kể ra hết trong một bài viết. Quý vị tham khảo và lựa chọn cho mình cách tích phước hành thiện phù hợp, càng nhiều càng tốt.

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ