Đức Phật nói: Mọi thứ đều do trái tim tạo ra và số phận cuối cùng sẽ nằm trong tay của chính mình. Cuộc sống của mọi người là nhân quả của chính mình. Trồng dưa hái dưa, trồng đậu hái đậu, có cày và thu hoạch. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu Dấu hiệu của hết phước và 6 Hành vi làm hao tổn phước qua bài viết dưới đây nhé.
Một người đang sống an vui tự dưng "Sinh Tật" đó là dấu hiệu mất phước!
Ông Bà ta cũng dạy "Giàu lên dễ sinh tật" và nếu quan sát cuộc đời họ thì không lâu sau họ sẽ suy sụp từ tinh thần đến vật chất và nhu cầu của cuộc sống, ngoài việc sinh tật ra các dấu hiệu khác của mất phước nữa là…
Chúng ta nhìn lại chính mình xem, nếu có những điều này đang trong tâm chúng ta thì hãy sớm thay đổi để phước báu còn bên ta!
Sát sinh là hành vi đứng đầu trong những hành vi làm hao tổn phúc báo nhanh nhất.
Trong cuộc sống hàng ngày, sát sinh là việc khó “đoạn tuyệt” được, nhưng nếu không nhất định phải sát sinh thì chúng ta hãy hạn chế sát sinh. Bởi vì sát sinh chính là cách làm hao tổn dần phúc báo của bản thân. Đến khi đã hưởng hết phúc báo từ đời trước thì chúng ta sẽ phải chịu nghiệp báo của sát sinh gây ra.
Đại sư Ấn Quang khuyên bảo: Người phụ nữ không hay tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi.
Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là “lửa thiêu rừng công đức.” Chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu cháy hết cả phúc đức.
Người xưa thường khuyên rằng:
Chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ là việc đứng đầu trong những việc làm “tổn phúc bại lộc.”
Vô luận là cầu cái gì cũng đều không đạt được, ngàn vạn lần cầu cũng uổng công bởi vì tích phúc không có mà tổn phúc lại nhanh. Sự việc, nhân duyên, làm việc đều không thuận…
Nếu như công việc không thuận lợi, cảm tình thống khổ lập tức hiếu thuận với cha mẹ, cha mẹ vui mừng thì hết thảy thiên nhân, quỷ thần đều sẽ đến bảo hộ.
Người không chống đối, không có mâu thuẫn với cha mẹ thì công việc sẽ thuận lợi, có nhân duyên tốt đẹp. Nếu như từ nhỏ đã không có mâu thuẫn gì với cha mẹ thì cho dù xuất thân trong gia đình nghèo khó sau này lớn nên cũng có thể trờ thành người có sự nghiệp.
Người dùng tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ, tương lai tất sẽ giàu có, khá giả. Hiếu thuận nhưng không dùng vật phẩm tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ thì cho dù làm đại quan cũng sẽ thiếu hụt tài phú. Nói xấu xuyên tạc bậc thánh hiền, đại đức, một câu làm tổn hại 100 thiện, làm hỏng hết huyết mạch phúc báo của gia đình.
Những điều này làm tổn hại đức khí và hòa khí của trời đất, tài vận sẽ bị hủy diệt.
Nếu như không có của cải của tổ tiên che chở thì nhất định sẽ bần cùng, làm việc không thuận. Oán trời trách người một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện. Đại sư Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời trách người thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh vượng.”
Ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì thì tương lai cũng sẽ phải chịu như thế.
Khoe khoang bản thân, ở đâu cũng đề cao mình, cũng tự mãn sẽ khiến quỷ thần ghen ghét mà phá bỏ. Cho nên, khoe khoang cái gì thì tương lai sẽ bị mất đi thứ đó.
Nói những điều xấu về người khác là làm tổn thương đến hòa khí giữa trời và đất mà chiêu mời tai họa mà quỷ thần giáng xuống.
Hơn nữa, dùng một chút những lời nói đồn đại không đúng sự thật để khoa trương bản thân khiến cho người bị nói sẽ tức giận khó chịu thì sao có thể sống bình an đây?
Trời đất đã sinh ra dược thảo khiến vạn vật thoải mái, cũng sinh ra độc thảo đầu độc vạn vật. Trời đất dưỡng dục người lương thiện, quân tử cũng dưỡng dục tiểu nhân.
Mặt trăng mặt trời chưa bao giờ chỉ soi sáng cho người lương thiện mà không soi sáng cho người ác. Nước biển chưa bao giờ chỉ thu nạp dòng nước tinh khiết, cự tuyệt dòng nước ô nhiễm.
Cho dù chúng ta có bao nhiêu sai lầm khuyết điểm thì trời đất, mặt trăng mặt trời cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng ta điều gì. Cho nên, chúng ta cũng không thể yêu cầu người khác, xa lánh người thương tổn đến mình mà cho đó là tiểu nhân, ác nhân.
Có thể chia ra 3 hạng người trong cõi đời này đó là: Người vừa đủ phước, người không đủ phước một đời, người dư phước có thể mang phước sang thế giới bên kia.
Không phải ai cũng may mắn có thừa cả phước đức đến nỗi dùng đời này không hết và có thể để sang cả đời sau như hạng người thứ 3 kể trên. Đó là một quá trình tu thân và không ngừng làm việc thiện từ tâm, đó là thái độ cho đi không cần đền đáp.
Người có được điều đấy thì họ sẽ không hối tiếc vì đã làm điều tốt, họ chẳng cần quy chuẩn nào, đơn giản giúp người là giúp người chứ không hề toan tính rằng sẽ có ngày được đền đáp lại.
Thế nhưng người đời nay chỉ quan tâm tới vật chất, nhất là người trẻ tuổi cho rằng mình còn nhiều thời gian hơn người khác.
Tuy nhiên, dù bạn là ai trong 3 hạng người đó thì vẫn nên học cách tin rằng ta không đủ phước để đem theo, như vậy mới tìm cách duy trì việc làm điều tốt, lành, tránh bị tổn phước mà còn có thể nhận rộng phước báu.
Nói như thế không có nghĩa ngời lớn tuổi không có khả năng tạo phước, đúng là họ có giới hạn về sức khỏe nhưng nếu biết dạy con, cháu làm việc thiện thì họ cũng đang làm việc thiện đấy thôi.
Nhiệm vụ cuối cùng của đời người không là gì ngoài đóng góp cống hiến nhiều cho đời chứ không phải tích trữ nhiều tiền bạc để mang theo khi sang thế giới bên kia.
Sống trong cuộc đời này ai cho rằng mình không thích hưởng thụ là nói dối, thế nhưng vì muốn rèn giũa bản thân, vì không muốn nuông chiều cái thân quá đà rồi mang họa về sau nên chúng ta đành chấp nhận việc hưởng thụ ít lại. Có như vậy mới có thời gian để tập trung lao động hăng say hơn.
Tất nhiên, không thể nói ít hưởng thụ thôi là ta ngay lập tức có thể làm được, đó là một quá trình tinh tấn tu tâm, học hỏi, gia tăng sự hiểu biết thì ta mới có thể làm được.
Việc nói gì và không nên nói gì chưa bao giờ là việc dễ dàng cho tất cả chúng ta. Người cho rằng mình khéo léo thì tự thấy mình là người không thật thà, trong khi người nói thẳng nói thật lại dễ làm tổn thương người khác.
Khi bạn hiểu ra để biết rằng không nói ra những lời cạn tình, biết khi nào cần nói và khi nào cần im lặng chính là dấu hiệu ta đang tự tạo phước đức cho chính mình.
Khi đó, bạn sẽ biết mỉm cười độ lượng trước những thị phi vây quanh mình, hiểu rằng họ chỉ đang cố gắng thể hiện ra ngoài sự thiếu tự tin của mình mà thôi. Những người ấy thực ra đáng thương hơn là đáng trách nên thôi đành cho qua, rồi thời gian sẽ trả lời cho họ tất cả.
Mỗi chúng ta đều có những tật xấu, thiếu sót rất con người đang hiện hữu vì thế không việc gì phải trốn tránh, sợ hãi mà phải nhận diện ra để tìm cách sửa đổi.
Thực ra, cuộc sống không hoàn hảo là điều tuyệt vời nhất mà ta có được, ta có quyền sai và sửa sai chứ không nên xem việc sai sót, thất bại là đường cùng.
Việc hiểu những thói quen bất thiện của bản thân có thể giúp ta nâng lên tầm cao mới thông qua sự thấu hiểu người khác, từ đó bao dung với những lỗi lầm của họ, cho phép họ có cơ hội sửa đổi.
Dấu hiệu ta đang tự tạo phước cho mình còn là biết tha thứ cho những ai ngang ngược, không biết xin lỗi. Nếu không ta nuôi ý định trả thù, rồi đôi bên trả thù qua lại thì chẳng khi nào cuộc sống mới yên ổn?
Mục tiêu tâm thanh thản, cuộc sống an yên từ từng việc nhỏ mới là điều mà người hiểu biết, có tu dưỡng nên làm. Phước đức đó không phải ai trong cõi người này cũng may mắn có được.
Con người ta thường bị lòng tham điều khiển nên có thứ này rồi ta lại mong có nhiều hơn nữa mà họ quên đi việc đang may mắn sở hữu điều gì.Vì thế, dấu hiệu ta đang tự tạo phước đó là khi ta bắt đầu quý trọng, biết ơn từ những điều nhỏ bé đang hiện hữu quanh mình. Đó là khi ta biết ơn đồ ăn ta có hôm nay, bộ quần áo ta mặc, cho tới việc trân quý và giữ lại những người bạn tốt,…
Những suy nghĩ tiêu cực đang ăn mòn ta mỗi ngày thông qua suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta. Khi ta hiểu rằng việc loại bỏ chúng là điều cần làm thì chẳng còn gì phải sợ hãi nữa.
Nó như là con quỷ trong ta luôn tìm sẵn cơ hội để xuất hiện, việc của ta là đuổi chúng đi và thay thế bằng những suy nghĩ tích cực.
Vì cuộc sống này luôn có hai mặt, trong một sự việc không chỉ có mặt xấu xí, nếu ta tìm được lý do để chúng trở nên tươi đẹp hơn thì cuộc sống sẽ rạng rỡ hơn. Khi đó, không phải ai ngoài chính chúng ta đang tạo ra phước lành cho chính mình.
Nếu cuộc sống chỉ chờ một vận may để đổi đời nghĩa là ta đã trao quyền quyết định cuộc sống của mình cho những tác nhân bên ngoài. Khi ai đó tin vào may rủi nghĩa là họ có lối tư duy nghèo khiến họ chẳng thể tự lực làm điều gì.
Trong khi đó, những người dựa vào năng lực cho dù không giàu thì cuộc sống của họ hiếm khi lâm vào khó khăn. Vì chẳng chờ vào may mắn nên họ chăm chỉ tích lũy như kiến tha lâu thì đầy tổ. Mọi thứ của họ có được mới bền vững và an toàn hơn rất nhiều sơ với người khác.
Vì thế, là điều dễ hiểu khi họ có được cuộc đời an yên khi không phải đợi chờ ở bất cứ ai, hay bất cứ thần linh nào giúp đỡ.
Dấu hiệu ta đang tự tạo phước cho mình đó là khi ta chẳng so đo hơn thua với đời mà sẵn sàng hi sinh bản thân một chút vì lợi ích chung.
Ta chỉ làm được điều này khi biết bỏ cái tôi đang ngáng đường để có được thành tựu to lớn hơn, cho đi mà không cần phải ghi nhận.
Không ít người tài năng xuất chúng nên đến khi bị cướp công, không được ghi dành thì thù hằn, trả thù hoặc hóa điên. Sống một đời như vậy thật là vô ích và cũng đã hủy hoại hết phước báu của mình.
Họ quên rằng cho dù không được nhờ đến nhưng việc họ làm cũng đã giúp ích được bao nhiêu người ngoài kia, hãy nghĩ đơn giản để sự thiệt thòi của mình đôi khi là cần thiết. Còn ai tranh giành công sức của bạn thì cũng sẽ sớm lãnh hậu quả, và đó là việc của Trời, không phải việc của ta, vậy nên nghĩ ngợi làm gì chỉ vô ích!
Hãy mở rộng lòng mình mà bao dung hết thảy, chúng ta sẽ được nhiều hơn. Làm người phải tiếp nhận được hết thảy mọi người, kể cả người không cùng suy nghĩ, quan niệm và hành vi thì mới có thể thành tựu chính bản thân mình.