Đức Phật A Di Đà và Ngày Vía Đức Phật A Di Đà Nên Làm Gì

2021-12-06 12:59:37.0
​Theo các kinh sách, Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.

MỤC LỤC

    ​Theo các kinh sách, Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”. Cùng lichvannien365 tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

    1. Đức Phật A Di Đà Là Ai?

    Đức Phật A Di Đà là một vị vua trong truyền thuyết theo kinh điển Phật giáo Đại Thừa, người đã từ bỏ vương quốc của mình để trở thành một tu sĩ Phật giáo và có tên là Dharmakara, có nghĩa là “Kho Chứa Pháp”. Nhiều Phật tử thuộc trường phái Tịnh Độ thường xuyên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để nương tựa thân mình vào Phật A Di Đà để Ngài dẫn họ về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi chết.

    Theo các kinh sách, Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.

    Được truyền cảm hứng bởi những lời dạy của Đức Phật Lokesvaraja, Đức Phật A Di Đà đã lập ra 48 lời thề nguyện tuyệt vời để cứu độ chúng sinh. Lời thề thứ 18, là nền tảng của Tịnh Độ: “Nếu sau khi đạt được Phật quả, tất cả chúng sinh khát khao thành thực và đức tin để được tái sinh trong đất của tôi, niệm tên tôi 10 lần mà không được sinh ra ở đó, thì tôi không thể đạt được giác ngộ hoàn hảo.”

    Kể từ đó, Phật A Di Đà sau 5 năm tu luyện, cuối cùng đã đạt được giác ngộ tối cao. Điều này có nghĩa là lời tuyên thệ từ bi và vĩ đại của Ngài giờ đây đã trở thành hiện thực, cõi Tây Phương Cực Lạc (Pure Land – Sukhavati) đã được thiết lập, đau khổ của chúng sinh sẽ được giải thoát nếu họ có đức tin để gọi tên Ngài.

    2. Tín - Hạnh( Hành Trì ) - Nguyện Trong Kinh A DI Đà.

    Tín - Hạnh - Nguyện là ba yếu tố mà người tu theo pháp môn Tịnh độ cần phải có, như ba thứ tư lương cần thiết để sinh về cõi Tây phương. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc không biết căn cứ vào đâu mà chư Tổ đưa ra ba yếu tố đó. Tất nhiên là chư Tổ căn cứ vào các kinh, trong đó có kinh A Di Đà.

    Tín: Tín là niềm tin rằng chúng sanh với Phật không hai, chúng sanh niệm Phật chắc đặng vãng sanh, rốt ráo thành Phật. Như trong kinh đã nói: “Các ngươi đều phải tin theo lời ta”. Tín là tự tin mình sẵn có tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ. Sự là thành thật có Đức Phật A Di Đà lập thành nước Cực Lạc bằng 48 lời nguyện tắc đại nguyện, để tiếp chúng sanh niệm Phật ở đó. 

    Tự là mình, tự tin, biết cái bản thể tu tâm của mình cùng ba giới, ngang khắp mười phương, nguyên sẵn thanh tịnh, nay nó bị cái vọng niệm vô minh lừa dối.
    Hiện tại, nếu ta có thể mỗi niệm tức là Di Đà, chắc hẳn hiển nhiên tự tánh duy tâm tức là Tịnh độ.

    Tha là kẻ khác, biết Đức Thế Tôn nói kinh này chẳng dối gạt, Chư Phật sở dĩ có tướng lưỡi rộng dài hơn chúng nhơn là tượng trưng cho kết quả đã nhiều đời không nói dối, còn đức Phật A Di Đà lại có cõi thanh tịnh hơn các thế giới khác là để biểu dương cho tâm nguyện rộng lớn đã chơn thật làm nền tảng; nay đây chỉ có điều là chúng sanh cần phải nương nơi đức tin, lấy tâm nguyện để quyết định được vãng sanh.

    Nhơn là nhơn do, nguyên nhân, tin nhơn có hai cách “định tâm niệm Phật” và “tán tâm niệm Phật” đều thành giống Phật.

    Quả là kết quả, tin quả có hai điều lành là định thiện, tánh thiện, kiêm cả nguyện trọn đủ, thì chắc được đi ngay đến liên đài “chín phẩm đài sen”. 

    Sự là việc, sự tướng, thật sự, tin sự là tin ngoài mười muôn ức cõi Phật, có nước Cực Lạc mà ta có thể tìm đặng, bởi vì sự là do lý hiện thành, chứ không phải như cái cảnh giới ngụ ngôn.

    Lý là lẽ, lý tánh, chơn lý. Tin lý là tin rất đỗi, cái cùng tột hư không khắp thế giới kia, cũng là duy nơi tự tâm biến hiện thay, bởi vì lý nó do nơi sự để rõ bày.

    “Lòng tin lại có hai, một là nghe mà sanh, hai là từ nghĩ mà sanh. Những người từ nghe mà sanh mà chẳng từ nghĩ mà sanh, thì gọi là lòng tin chẳng đầy đủ. Còn có hai: Một là tin đạo, hai là tin có chứng đạo. Lòng tin người nào chỉ tin có đạo mà chẳng tin có các người chứng đạo, ấy gọi là lòng tin chẳng đầy đủ”, (Kinh Niết bàn).

    Như vậy, đức tin là lòng tin lắng trong không còn nghi ngờ điều gì, nó có tác dụng là chỗ nương tựa cho tâm hồn, là ánh sáng soi đường cho ta hành động. Nhưng tin, ở đời còn nói tin cậy, là tin vào lẽ chân thật, tin cậy vào một người vốn lương thiện là bản chất họ, ta tin cậy họ không còn lo nghĩ, vì họ không dối gạt ai bao giờ. Tin là tin vào lời nói và hành động của họ. Nho giáo có năm hàng là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Chữ tín đối với đời sống xa xưa cũng như bây giờ nó rất quan trọng, gọi là giữ chữ tín làm đầu.

    Chúng ta tin chắc chắn rằng những lời Phật dạy trong kinh đều chơn thật, cần phải thâm tín, tuyệt đối không nên sanh tâm nghi ngờ. Lòng nghi ngờ là chướng ngại vật không thể vượt qua trên con đường dẫn đến đạo quả. Lòng tin kiên cố, tự nhiên phát nguyện cầu sanh Cực Lạc và đã phát tâm nguyện cầu, tự nhiên chuyên tâm tinh tấn, pháp hành trì, không đợi bên ngoài thúc đẩy.

     Hạnh: Hành trì là thực hành bằng cách giữ gìn danh hiệu A Di Đà Phật, để niệm luôn luôn mãi đến chừng nào nhất tâm bất loạn. Nghĩa là cái tâm chỉ thành một khối niệm Phật, chớ không còn niệm gì nữa xâm loạn. Hay nói cách khác hành là vì nguyện, không phải chỉ nguyện suông, cần phải thường hành tinh tấn mỗi niệm nối nhau không gián đoạn. Như trong kinh đã nói: “Phải chấp trì danh hiệu, để niệm cho được nhất tâm bất loạn”.

    Lại nữa, hành là hành động, tin tưởng chưa đủ, tin rồi cần phải cố gắng thực hành. Thực hành đức tin mới phát triển, sự nhận thức mới chân chánh. Ngày đêm phải chia ra mấy thời có chừng mực, khuya sớm chuyên cần, nắng mưa không bỏ, quyết chí niệm mãi cho đến khi “nhất tâm bất loạn” mới thôi. Ngoài ra, phải bỏ các điều ác, làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch, hằng làm lợi ích chung như: cúng dường Phật, Pháp, Tăng, hiếu dưỡng cha mẹ, thờ phụng sư trưởng, ăn chay giữ giới, quy y,... Lại phải từ bi bác ái với muôn loài, lợi lạc Tổ quốc, giang sơn, gia đình xã hội, ấy gọi là thực hành. Nếu không có thực hành thì lòng tin không vững, trái lại là mê tín, dị đoan, như kẻ nói ăn mà không ăn, đã không lợi ích cho thân tâm, lại sanh bệnh khác. Vì thế nên tin rồi phải thực hành.

    Hành là thực hiện phương pháp tu tâm, có rất nhiều lối, song ở đây có thể thâu gọn đại khái trong tam học là Giới, Định, Tuệ. Một hành giả đã chấp nhận mình là đệ tử của Đức Thế Tôn, thì bước đầu trải qua thọ trì tam quy, ngũ giới.

    Thọ trì ngũ giới, tuy đơn sơ nhưng xây dựng một cảnh giới tốt đẹp từ bản thân đến gia đình, đến quốc gia xã hội. Như thế có nghĩa là muốn xây dựng một cảnh giới tịnh độ ở Cực Lạc

    Từ căn bản tam quy ngũ giới, chúng ta biến tạo, cải hóa thế giới Ta bà ác trược này thành một thế giới sống có ý thức, có đạo hạnh. Trong kinh A Di Đà dạy: Chấp trì danh hiệu Phật đến “nhất tâm bất loạn”. Cảnh giới “nhất tâm bất loạn” là hiện thân của Cực Lạc, của tình thương đầy trí tuệ. Đó là cảnh giới của tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ, đó là biểu hiện định tâm, thực hành rồi phát nguyện.

    Nguyện: Nguyện là vì tin đây không phải nói suông mà phải như con nhớ mẹ, nhìn theo trìu mến, quyết muốn vãng sanh, như trong kinh đã nói: “Nên phải phát nguyện, nguyện sanh về Quốc độ kia”. Hay nói cách khác nguyện là đến khi lâm chung, tập trung tự lực và thống nhất tha lực, để được hóa thân Phật đến tiếp về Tịnh độ, đặng hoa khai kiến Phật, đắc vô sanh nhẫn, rồi trở lại cõi này tế độ chúng sanh, đền ơn Đức Phật.

    Nguyện là lời hứa hẹn, sự ước ao, là chí nguyện, mong muốn thực hiện những điều chơn chánh. Nguyện là động cơ thúc đẩy cho con người tu hành tiến đến mục đích.

    “Nguyện quan trọng như thế, nên hành giả phải lập nguyện cho vững bền, luôn luôn kiên tâm, trì chí tu theo pháp môn niệm Phật này, ngày đêm chuyên niệm Phật không ngớt, thiết tha mong cầu được sanh về cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà”

    Nguyện là nguyện vọng, ưa muốn. Đã tin tưởng và thực hành rồi nhưng chưa đủ, cần phải nguyện trọn đời làm theo, dầu mất thân mạng, không dám bỏ niệm Phật. Nguyện đời đời hết lòng thương yêu tất cả. Thiếu lời nguyện thì sự thực hành của hành giả không có mục đích.

    Chúng ta có chí nguyện, phải thực hành theo đúng chí nguyện. Thực hành ở đây là luôn luôn trì niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà. Niệm trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, cho đến “nhất tâm bất loạn”. Thực hành 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà.

    Bởi thế tín, hành, nguyện là ba yếu tố căn bản để thành tựu về sự niệm Phật vãng sanh Tịnh độ. Lộ trình ấy có thể chậm, có thể nhanh, có thể khó khăn, có thể dễ dàng, nhưng ai đã có đủ ba yếu tố trên, thế nào cũng đến đích.

    Vì thế, hành giả muốn có tinh thần sáng suốt, giác ngộ thì phải gieo giống tinh thần giác ngộ, tức là cố gắng niệm Phật, phải làm thế nào cho tất cả năng lực tinh thần, giác ngộ tiềm tàng trong thân tâm chúng ta phát triển mạnh lên. Tuy có Phật gia hộ thật, nhưng Phật tức là tâm. Mặc dù tu theo pháp môn Tịnh độ phải có đức tin đứng đầu, tin có Đức Phật A Di Đà vì 48 lời nguyện của Ngài, nên Ngài không bỏ rơi chúng ta. Sự gia hộ của Ngài khác nào mẹ hiền lành dắt người con trẻ, nếu con không bằng lòng đi, mẹ cũng không thể nào dẫn con đi được. Phật là người dẫn đường, chúng ta không đi thì không bao giờ đến.

    3. Vì Sao Lại Niệm Nam Mô A Di Đà Phật.

    Nghĩa sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật

    “Nam mô” (Phạn ngữ: Namah, Namas) có nhiều nghĩa, như: kính lễ (cúi đầu làm lễ), quy y (nương tựa hoặc trở về), phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng.

    “A di đà phật” hay A Di Đà là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng Phạn: amitābha và amitāyus. Amitābha dịch nghĩa là “vô lượng quang” – “ánh sáng vô lượng”; amitāyus có nghĩa là “vô lượng thọ” – “thọ mệnh vô lượng”. Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa. A-di-đà trụ trì cõi Cực lạc (tiếng Phạn: sukhāvatī) ở phương Tây. Phật A-di-đà được tôn thờ trong Tịnh độ tông tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng, tượng trưng cho Từ bi và Trí tuệ.

    A: Có nghĩa là Vô, Không
    Di Đà: Nghĩa là lượng
    Phật: Người Giác ngộ

    Vậy Nam Mô A Di Đà Phật là: Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng hoặc cũng có nghĩa là: Con quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ vô lượng.

    4. Ngày Vía Đức Phật A Di Đà. Làm Gì Để Phát Sinh Công Đức.

    Hàng năm, ngày 17/11 âm lịch, được chọn là ngày vía Đức Phật Di Đà. Theo truyền sử, trải qua 13 đời kế thừa Tổ vị, ngày 17 tháng 11 âm lịch là ngày sanh của Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ (904-975), Tổ sư đời thứ sáu của 13 vị Tổ tông Tịnh Độ Phật giáo Trung Quốc. Do Ngài Hành Tu mật chỉ cho Ngô Việt Vương biết Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ là hóa thân của đức A Di Đà. Từ đó, lấy ngày sinh của Ngài Vĩnh Minh làm ngày vía hàng năm của đức giáo chủ Tây phương Tịnh độ.

    Trong ngày này, bạn nên cầu nguyện tới Đức Phật A Di Đà, vô số bất thiện nghiệp và chướng ngại của bạn trong 2.000 kiếp sẽ được tịnh hoá. Ác nghiệp khiến bạn chịu quả báo trong địa ngục hàn băng sẽ được tiêu trừ.

    Đặc biệt trong ngày, mọi thiện ác nghiệp đều tăng trưởng hàng triệu lần. Bởi vậy, đây là dịp để chúng ta tích lũy vô lượng công đức thông qua việc thực hiện các hành động:

    Phóng sinh, ăn chay

    Tu tập Phật pháp, thiền định, phát bồ đề tâm, cầu nguyện, trì tụng chân ngôn, thực hành Nghi quỹ

    Trì giữ Ngũ giới

    Cúng dàng đèn

    Vi nhiễu Bảo tháp và các biểu tượng giác ngộ

    Bố thí, cúng dàng...

    Các bạn có thể xem thêm các bài viết hay tại Lịch Âm Dương - Xem Ngày Tốt Xấu

     

     

     

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ