Hồi Hướng là gì? Tại Sao Phải Hồi Hướng

2022-04-05 08:17:11.0
Hồi hướng (Paridanayati) là hành động chuyển về, trao đến, nhận về và trao đến. Hồi hướng là đem các công đức có được chia phước cho các chúng sanh khác.

MỤC LỤC

    0. Nguồn gốc của pháp Hồi Hướng:

    Vào thời Đức Phật Gotama ( tức đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Tại xứ Māgadha có đức vua Bimbisāra trị vì, đóng đô tại kinh thành Rājagaha.

    Ðức vua Bimbisāra có đức tin trong sạch nơi đức Phật, đức Pháp, đức Tăng, Tam bảo, xây dựng ngôi chùa Veḷuvana dâng đến chư Ðại đức Tăng tứ phương có đức Phật chủ trì chứng minh, nhóm ngạ quỷ thân quyến đang trông chờ đức vua hồi hướng phần phước thiện đến cho họ; nhưng trong dịp ấy, Ðức Vua không hồi hướng phước thiện bố thí đến cho chúng. Nhóm ngạ quỷ thân quyến thất vọng đêm khuya đến kêu la than khóc âm thanh đáng kinh sợ.

    Sáng ngày, đức vua đến hầu đức Phật, bạch hỏi do nhân nào có hiện tượng như vậy.

    Ðức Phật dạy:

    - Này Ðại Vương, không có gì đáng kinh sợ, đó là tiếng kêu la than khóc của nhóm ngạ quỷ thân quyến của Ðại vương trong quá khứ. Nhóm ngạ quỷ này trông ngóng Ðại vương làm phước thiện bố thí, rồi hồi hướng phần phước thiện cho chúng, để chúng thoát khỏi cảnh khổ, được tái sinh nơi cảnh giới an lạc.

    Lắng nghe đức Phật dạy như vậy, đức vua liền bạch:

    - Kính bạch đức Thế Tôn, ngày mai con kính thỉnh đức Thế Tôn cùng chư Ðại đức Tăng ngự đến cung điện của con, để con làm phước thiện bố thí một lần nữa, lần này con sẽ hồi hướng phước thiện đến nhóm ngạ quỷ thân quyến của con.

    Ðức Phật làm thinh nhận lời thỉnh mời của đức vua.

    Ðức Vua Bimbisāra đảnh lễ đức Thế Tôn trở về cung điện, sửa soạn vật thực làm phước thiện bố thí cho ngày mai.

    Sáng hôm sau, đức Phật cùng chư Ðại đức Tăng ngự đến cung điện của Ðức Vua. Chính tự tay đức vua cúng dường vật thực đến đức Phật cùng chư Ðại đức Tăng xong, đức Phật thuyết bài kinh “Tirokuṇṇapetavtthu” (Khuddakanikāya, bộ Petavatthu, Tirokuṇṇapetavtthu) tế độ nhóm ngạ quỷ, đồng thời đức vua Bimbisāra hồi hướng phần phước thiện bố thí ấy đến nhóm ngạ quỷ thân quyến, chúng hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện ấy, nên tất cả đều thoát khỏi kiếp ngạ quỷ đói khát, ngay khi ấy, do nhờ năng lực phước thiện cho quả, được tái sinh làm chư thiên hưởng mọi sự an lạc cõi trời dục giới.

    Cho nên, khi thí chủ tạo được phước thiện nào xong rồi, nên đọc câu hồi hướng rằng:

    Ðọc câu Pāḷi: “Idaṃ no ñātīnaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo...”.

    Đọc âm bồi (í đăng nô/nhạ tí năng hô tụ/ sú khí ta/ hôn tụ/ nha tá yô)

    (Khuddakanikāya, bộ Petavatthu, Tirokuṇṇapetavtthu)

    “Cầu mong phước thiện này,

    Thành tựu đến tất cả,

    Thân quyến của chúng tôi.

    Cầu mong họ hoan hỉ,

    Ðược an lạc lâu dài”.

    Như vậy, thân quyến ngạ quỷ đang đứng trông chờ hoan hỉ phần phước thiện mà thân quyến đã hồi hướng, ngay khi ấy, do năng lực phước thiện cho quả, họ được thoát khỏi kiếp sống ngạ quỷ đói khát, được chuyển kiếp tái sinh làm chư thiên, hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời.

    Ðức Phật dạy:

    “Không thấy một chúng sinh nào không từng là thầy, tổ, ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, chú, bác, cô, dì, bà con thân bằng quyến thuộc... của chúng ta”.

    Như vậy, tất cả chúng sinh đều là những người thân quyến của chúng ta gần kiếp này, hoặc xa trong những kiếp quá khứ. Nay chúng ta có điều kiện, có cơ hội tạo nên phước thiện bố thí, thì ta nên hồi hướng, ban bố, phân phát... phần phước thiện bố thí này đến cho tất cả chúng sinh, thân bằng quyến thuộc của chúng ta. Có số chúng sinh đang sống trong cảnh khổ, đang khao khát, trông ngóng, chờ đợi phần phước thiện của thân quyến hồi hướng, nếu họ hay biết mà hoan hỉ phần phước thiện ấy, ngay tức khắc, họ thoát khỏi cảnh khổ, được tái sanh lên cõi thiện giới, hưởng mọi sự an lạc trong cõi ấy.

    2. Hồi Hướng là gì:

    Hồi hướng (Paridanayati) là hành động chuyển về, trao đến, nhận về và trao đến. Hồi hướng là đem các công đức có được chia phước cho các chúng sanh khác. Do đó khi làm được việc thiện nào, đại chúng nên hoan hỉ hồi hướng đến cho Chư thiên và nhân loại trên khắp địa cầu.

    3. Sự Quan Trọng của Hồi Hướng. Tại sao phải Hồi Hướng:

    Sư Toại Khanh ( Sư Giác Nguyên) giảng về Sự quan trọng của Hồi Hướng, tại sao phải hồi hướng. 

    Hồi hướng quan trọng lắm, hồi hướng là tấm lòng của người hành thiện đối với vô lượng chúng sanh khác. Ta biết rằng ta có trong tay một món ăn thì ta phải sẵn lòng chia sẻ cho người khác; đó là vật thí, tài thí. Nhưng ta biết rằng ta đang có một công đức lớn và có vô lượng chúng sanh đang hướng về ta để cầu công đức, họ muốn lắm nhưng mà không có điều kiện để làm, họ đang chầu chực để chờ mình nhắc tới họ đó. Khi nghĩ tới họ, mình phát đại bi tâm, bèn hồi hướng đến vô lượng chúng sanh không phân biệt biên giới, thì công đức đó chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao? Vì có biết bao nhiêu người trong chúng ta khi sống làm nghiệp này nghiệp nọ, nghiệp nặng thì đi địa ngục, bàng sanh súc sanh, còn không thì sanh làm A-tu-la, ngạ quỷ rất là tội nghiệp.
    Ngạ quỷ có 2 trường hợp:
    - Loại 1 là không thể nhận được phước hồi hướng, dù có hồi hướng cỡ nào đi nữa cũng phải sống cho hết cái tuổi thọ để trả nghiệp.
    - Loại 2, paradattupajīvī, là loại ngạ quỷ có thể nhận được đồ cúng hoặc phước hồi hướng.
    Khi chết mà bị lọt vô đây thì khát nước lắm. Quí vị có ai từng khát lè lưỡi, đói xanh mặt chưa. Trong khi có những kẻ hàng ngàn năm, hàng triệu năm, lang thang khắp đầu đường ghềnh cuối bể, cứ thấy nước là nhào tới, thế là nước khô queo. Khô queo với riêng mình ngạ quỷ thôi, còn trong mắt người khác thì dòng nước vẫn cuồn cuộn, lăn tăn bình thường. Khô queo hoặc thành lửa cháy rần rần giống như con suối dầu lửa, còn không nó thành nguyên một dòng suối máu, suối mủ với nước vàng tanh tưởi, dòng nước cống đen ngòm tanh rình, làm sao mà uống được. Vậy mà suốt hàng ngàn năm như vậy. Cho nên chỉ cần nghe ở đâu mà động dao động thớt có mùi nhang khói tụng niệm, hồi hướng là mừng lắm, liền nhào tới.
    Vậy mà người ta đâu có biết, người ta chỉ hồi hướng cho thân nhân, cho gia đình của họ mà thôi. Cho nên nhớ tốt nhất là hồi hướng đến vô lượng chúng sanh. Vì 2 lẽ: chúng sanh nào cũng đáng thương và khó mà tìm ra được một chúng sanh nào chưa từng là thân quyến của mình. Tất thảy trong đời này đều nằm trong 2 hạng người sau đây: Người dễ thương (người thiện, người hạnh phúc) và người đáng thương (người ác, người khổ), chứ không có ai để mình ghét hết. Trong vô lượng vũ trụ, thánh hiền, nam nữ, đực, cái, trống, mái đều nằm trong 2 hạng người này. Đây là lý do tại sao chúng ta phải hồi hướng. Hôm nay chúng ta đối với người khác ra sao, thì mai này, đời sau kiếp khác cũng có kẻ hành động như vậy với ta. Hễ ta lăn đùng ra chết là có người đè ra hồi hướng. Có lúc nhận được, có lúc không nhận được nhưng mà có còn hơn không. Nhớ nghen, chứ đừng lúc nào cũng ba tôi, má tôi mà quên vô lượng chúng sanh khác. Có bị khát nước vài giờ đồng mới thấy thương cho mấy con ngạ quỷ.

    4. Bài hồi hướng:

    Hôm nay, con đã tạo mọi phước thiện như bố thí, thọ trì Tam quy, giữ giới, nghe pháp, hành thiền.... Con thành tâm hồi hướng phần phước thiện này đến tất cả chư thiên, nhất là chư thiên hộ trì bản mệnh của con, chư thiên hộ trì Phật giáo, chư thiên hộ trì nhà cửa, chư thiên hộ trì đường sá, phố phường, tỉnh thành, quốc độ này và toàn thế giới, chư thiên ở trên mặt đất, chư thiên ở cội cây, chư thiên ở trên hư không;

    Chư Tứ Ðại Thiên Vương: đức vua Dhataraṭṭha, đức vua Viruḷhaka, đức vua Virūpakkha, đức vua Kuvera cùng tất cả chư thiên trong cõi Tứ đại thiên vương thiên.

    Ðức vua trời Sakka cùng tất cả chư thiên trong cõi Tam thập tam thiên.

    Ðức vua trời Suyāma cùng tất cả chư thiên trong cõi Dạ ma thiên.

    Ðức vua trời Santussita cùng tất cả chư thiên trong cõi Ðâu xuất đà thiên.

    Ðức vua trời Sunimmita cùng tất cả chư thiên trong cõi Hoá lạc thiên.

    Ðức vua trời Paranimmita cùng tất cả chư thiên trong cõi Tha hóa tự tại thiên. v.v....

    Xin quý vị chư thiên hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện thanh cao này của con đồng nhau cả thảy, làm cho tăng thêm sự an lạc lâu dài. - Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay!

    Ngưỡng mong các Ngài mách bảo cho các bậc ân nhân đã quá vãng của con từ kiếp vô lượng kiếp trong quá khứ cho đến hiện tại, nhất là cửu huyền thất tổ, ông bà, cha mẹ nội ngoại hai bên, cả những vong linh hữu danh vô vị, hoặc là hữu vị vô danh, những vị đang bị đọa trong hàng ngạ quỷ, nhất là vong linh của (ai mà mình muốn hồi hướng).... đến đây hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện thanh cao này rồi được giải thoát khỏi mọi cảnh khổ, được tăng trưởng phước thiện, được sinh về cảnh giới an lành. - Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay!

    Và ngưỡng mong các Ngài hộ trì cho con cũng như thân bằng quyến thuộc hiện tiền như: Ông bà, cha mẹ, thầy tổ, anh chị em, vợ chồng con cái, bà con thân bằng quyến thuộc, bè bạn của con thân tâm thường được an lạc, tiến hóa trong mọi thiện pháp... để tránh được những điều rủi ro tai hại, cho được thành tựu những hạnh phúc: hạnh phúc cõi người, hạnh phúc cõi trời và hạnh phúc cao thượng Niết bàn, khiến cho tất cả sự khổ não, kinh sợ và bệnh hoạn thảy đều tiêu tan. - Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay!

    Con thành tâm hồi hướng phần phước thiện thanh cao này đến chúng sinh trong địa ngục, các hàng atula, các hàng ngạ quỷ, các loại súc sanh, đặc biệt đến chúa địa ngục Yāma. Mong quý vị hoan hỉ, thọ hưởng phần phước thiện thanh cao này của con đồng nhau cả thảy, cầu mong quý vị thoát khỏi cảnh khổ, được tái sanh nơi cõi thiện giới cho được an lạc. - Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay!

    Con thành tâm hồi hướng đến tất cả 4 loài chúng sinh, trong tam giới gồm có 31 cõi. Cầu mong tất cả chúng sinh hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện thanh cao này của con đồng nhau cả thảy, cầu mong tất cả chúng sinh giải thoát mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài, tiến hóa trong mọi thiện pháp làm duyên lành trên con đường giải thoát khỏi khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài. - Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay!

    Phước thiện bố thí và hồi hướng phần phước thiện bố thí ấy là một việc rất cần thiết đối với hàng ngạ quỷ. Kiếp ngạ quỷ chịu bao nhiêu nỗi khổ vì đói khát, lạnh lẽo. Họ chỉ còn biết trông ngóng, chờ đợi phước thiện mà thân bằng quyến thuộc hồi hướng đến cho họ mà thôi. Nếu họ không được hoan hỉ phần phước thiện nào của thân bằng quyến thuộc hồi hướng, thì họ phải chịu kiếp sống ngạ quỷ đói khát, khổ cực, không biết bao giờ mới thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

    Tuy nhiên, ta cần phải biết rằng trong tất cả loại ngạ quỉ chỉ có một loại ngạ quỉ, khi có dịp nhận phước từ thân tộc mà thôi. Đó là ngạ quỉ Paradattupajivika, các loại ngạ quỉ khác không nhận được phần phước mà quyến thuộc hồi hướng cho, vì rằng các loài ngạ quỉ này ở cách xa nhân loại, chỉ có loài ngạ quỉ Paradattupajivika này, là loại ngạ quỉ sinh trong phạm vi làng, như có một số người bị giết, hoặc chết một cách thông thường, nhưng có sự luyến ái trú xứ, nên đến hiển lộ cho thân quyến hoặc người khác thấy, mà dân gian thường gọi là ma, quỉ hay ngạ quỉ. Đó chính là loài ngạ quỉ Paradattupajivika. Nhưng dù là loại ngạ quỉ Paradattupajivika đi nữa, nhưng nếu không biết quyến thuộc đang hồi hướng cho, thì cũng không thể nhận được phần phước ấy từ nơi thân tộc hồi hướng, bởi quy luật của ngạ quỉ nhận được phước là phải có sự tùy hỷ từ nơi tâm của ngạ quỉ ấy. do đó, dù là loại ngạ quỉ Paradattupajivika này cũng không nhất định rằng sẽ nhận được phước do quyến thuộc hồi hướng cho.

    Bên cạnh đó còn có những hạng chúng sinh không nhận được phước, đó là những loài sau:

    Các chúng sinh sau khi quá vãng rồi, sanh làm chúng sinh trong địa ngục, là bàng sinh, loại ngạ quỉ ở cách xa nhân loại, là chư Thiên, là Phạm Thiên. Dù cho quyến thuộc rủ nhau làm phước, hồi hướng đến những người này, cũng không có tác dụng gì đến họ cả trong việc thoát sinh từ cảnh giới này đến cảnh giới khác, mà chỉ có lợi ích đến người hồi hướng mà thôi. Ví như: Có người thân nhân ta đã mệnh chung và sinh làm con chó trong nhà, quyến thuộc dù có làm phước, hồi hướng đến, phước ấy không thể thành tựu, lợi ích gì đến con chó ấy được. Đối với chư Thiên hay Phạm Thiên cũng vậy. Họ chỉ biết rằng quyến thuộc mình có tạo phước và hồi hướng đến cho, nhưng phước ấy không thành tựu lợi ích gì đến chư Thiên và Phạm Thiên ấy cả.

    Riêng đối với người làm phước rồi hồi hướng phước đến thân tộc ấy, họ chỉ biết rằng là như thế, dù quyến thuộc không nhận được phước hồi hướng cho. Phước mà người đã tạo rồi hồi hướng ấy, không phải mất hết đâu, mà phước ấy sẽ dính theo người tạo cả đời này lẫn đời sau và các đời kế tiếp nữa.

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ