Nên niệm Phật 4 chữ hay 6 chữ

2021-08-03 16:36:57.0
Nên niệm Phật 4 chữ hay 6 chữ? Tất cả các Kinh Tịnh Độ, cho đến lời dạy của chư Tổ Sư, đều dạy niệm sáu chữ hồng danh Nam mô A Di Đà Phật.” Đã rõ ràng như thế, sao lại còn phân biệt “nên niệm Phật 4 chữ hay 6 chữ” để làm chi?

MỤC LỤC

    A Di Đà Phật là tên riêng của Ngài, cung kính thì ta phải Nam Mô ( quy y, kính ngưỡng) ví như bố mẹ mình tên Nguyễn Văn X ta cứ Nguyễn Văn X ơi, con ta cũng gọi ông là Nguyễn Văn X thôi thì thử hỏi còn sự cung kính không, ai tu cao, tu siêu, tu đắc cái gì mình không biết, pháp niệm danh hiệu phải đến từ sự kính ngưỡng, tiếc rẻ bỏ 2 chữ Nam Mô đi khó mà thành tựu, không khác con cái ăn nói vô lễ với cha mẹ!

    Nên niệm Phật 4 chữ hay 6 chữ? Tất cả các Kinh Tịnh Độ, cho đến lời dạy của  chư Tổ Sư, đều dạy niệm sáu chữ hồng danh Nam mô A Di Đà Phật.” Đã rõ ràng như thế, sao lại còn phân biệt “nên niệm Phật 4 chữ hay 6 chữ” để làm chi? Người niệm Phật nên biết: Niệm 6 chữ muôn phần cung kính, phước huệ đủ đầy, lại thuận theo Bản nguyện THA LỰC của đức Phật A Di Đà, chắc chắn được vãng sanh! 

    Trên xe tôi chẳng có nhạc gì ngoài âm thanh niệm Phật của Thầy Trí Thoát. Một hôm chuyển bài sang niệm 4 chữ A Di Đà Phật. Thầy tôi ngồi cạnh nhắc ngay: “không nên niệm 4 chữ!”.
    Tôi thắc mắc: Con thấy nhiều Thầy dạy:
    ” Niệm 4 chữ dễ nhiếp tâm hơn”.


    Thầy bảo:
    “Người Tu Tịnh Độ niệm Phật mà còn chấp vào Nhiếp Tâm, thì chưa phải thực tu Tịnh Độ! Nếu nói niệm 4 chữ dễ nhiếp tâm, vậy thì mục đích niệm Phật của ta là gì? Cầu vãng sanh hay cốt chỉ để nhiếp tâm đè vọng niệm?
    Tin sâu nơi Bổn nguyện mà niệm Phật là đủ rồi, sao còn khởi vọng nhiếp tâm hay không nhiếp Tâm? Lại nữa, khi nương hoàn toàn vào Bổn nguyện tiếp dẫn của đức Phật A Di Đà. Chỉ một tâm nguyện vãng sanh, thì niệm Phật đã là sám hối, đã là trì Giới. Niệm Phật đã là Thiền định, đã là phát tâm Bồ Đề…Vậy thì sao không chuyên tâm niệm Phật mà còn ôm giữ các hạnh khác làm chi?”

    1. Nên niệm Phật 4 chữ hay 6 chữ

    Ngài Quả Khanh – Hóa thân của đức Duy Ma Cật Bồ Tát – từng khai thị cho Ni Sư Chân Huệ:” Lịch đại Tổ sư đều dạy chúng ta phải ” thâm nhập Kinh tạng, trí huệ như biển”. Đều dạy chúng ta phải trì niệm: Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Chữ Nam mô có nghĩ là Quy Y, vì sao lại bác bỏ? Nếu chỉ dạy người niệm 4 chữ A Di Đà Phật. Vậy lịch đại Tổ sư truyền dạy từ xưa đến nay hóa ra sai hết cả ư?”

    Tôi đọc rất nhiều sách về Tịnh Độ. Chỉ thấy chư Tổ Sư dạy người niệm sáu chữ hồng danh, tuyệt chưa từng thấy các Ngài dạy niệm 4 chữ. Không hiểu cách niệm 4 chữ này do ai khởi xướng, và khởi xướng vì mục đích gì?

    2. Pháp sư Huệ Tịnh giảng

    “Sáu chữ hồng danh có một hàm nghĩa đặc biệt, tỏ rõ chúng sanh chúng ta và Phật A Di Đà là một thể không hai. Phật phàm một thể, cơ pháp một thể. Điều này tỏ rõ rằng Phật A Di Đà đem công đức hồi hướng cho chúng ta, chúng ta tùy thuận sự cứu độ của Ngài. Đây kia tác dụng lẫn nhau, hô ứng lẫn nhau. Nếu như niệm 4 chữ e rằng không có hàm nghĩa như vậy. Cho nên ngày thường nên lấy niệm sáu chữ hồng danh làm chủ yếu”.

    Lại dạy: ” Tuy niệm 4 chữ giản lược hơn. Nhưng do không hiểu rõ đạo lý tự lực và tha lực, nên thường hay rơi vào tự lực niệm Phật mà chẳng biết. Thông thường người niệm 4 chữ thường càng niệm càng nhanh. Mục đích là nhiếp tâm, hy vọng khắc cầu kỳ chứng.  Điều này khiến tâm thường hay kiêm thêm hàm ý tự lực, rất khó vãng sanh.”

    Pháp môn niệm Phật lấy tha lực nhiếp hộ của đức Phật A Di Đà làm nền tảng. Cho nên nếu không triệt để nương nơi ánh sáng nhiếp hộ này, mà dùng tự lực, tất rất khó vãng sanh! Đây chính là lý do tại sao người niệm Phật nhiều mà người được vãng sanh lại ít. Ngàn vạn lần xin hãy lưu tâm để ý! 
    Vậy nên, chúng ta đã tin Bổn nguyện niệm Phật vãng sanh thì cứ y theo lời dạy của đức Thích Ca, của Bồ Tát và chư Tổ sư mà trì niệm sáu chữ hồng danh, là chắc chắn vãng sanh! Đừng khởi tâm vọng cầu mà khởi tạp tâm tạp hạnh, bạn nhé!

    3. Ni Sư Chân Huệ

    Câu chuyện có thực về Ni Chân Huệ, là lời cảnh tỉnh cực mạnh cho những ai còn phân vân: Nên niệm Phật 4 chữ hay 6 chữ! Đường tu nhiều chướng duyên thử thách, thoát luân hồi không phải chuyện sớm chiều. Nguyện những người niệm Phật khắp thế gian, không ai phải chịu thử thách khủng khiếp như Sư!

    4. Hộ Pháp can thiệp

    Một hôm Lưu cư sĩ gọi điện thoại tới báo tin tại chùa X có Ni trụ trì Chân Huệ. Hiện con cháu bà đang nháo nhào tìm kiếm Hòa thượng Diệu Pháp mà chưa được. Phần Ni Chân Huệ đã tuyệt thực ba ngày rồi, cư sĩ kể nguồn cơn: Một hôm nọ Ni Chân Huệ bỗng cảm thấy ngũ tạng rất khó chịu, đi viện khám thì không ra bệnh. Tình cờ, một đệ tử đưa cho bà cuốn ” Báo ứng hiện đời”, nói là của một nữ cư sĩ tặng, mời sư xem.

    Sư Chân Huệ bảo: 

    – Thân tôi đang bệnh, sức khỏe đâu mà đọc? Thôi các người hãy tự mình xem đi.
    Bà vừa dứt lời thì bỗng nghe trong bụng mình có một giọng nói nghiêm khắc vang lên:
    – Ngươi không đọc được thì kêu đồ đệ đọc cho mà nghe!
    Ni Chân Huệ vừa ngạc nhiên vừa hoảng sợ, vội hỏi:
    – Là ai đấy? Sao lại có thể ở trong bụng tôi…?

    Âm thanh kia nghiêm nghị bảo:

    – Không được hỏi gì khác, hãy gọi đệ tử đọc cho nghe đi!
    Ni Chân Huệ vội gọi đệ tử đọc. Bắt đầu từ bài đầu tiên cho đến bài ” Nước tràn Kim Sơn Tự”. Đến bài này thì giọng nói trong bụng bà yêu cầu năm lần bảy lượt đọc lại.

    Ni Chân Huệ hỏi:

    – Sao cứ bắt đọc mãi bài này?
    Âm thanh ấy đáp: 
    – Ta không những kêu ngươi đọc bài này, mà còn muốn ngươi tìm Hòa Thượng Diệu Pháp cho ta nữa!

    Ni Chân Huệ đáp:

    – Tôi xuất gia đã 9 năm nay. Quen biết rất nhiều người ở Ngũ Đài Sơn, nhưng chưa từng nghe có Hòa Thượng Diệu Pháp ở đó.

    5. Tìm Hòa Thượng Diệu Pháp

    Âm thanh trong bụng bảo:

    – Nếu Ngũ Đài Sơn không có, sao ngươi chẳng về cố hương Thiên Tân của mình để tìm?
    Ni Chân Huệ liền nhờ thân quyến ở quê tìm kiếm, nhưng không tìm ra được Hòa Thượng Diệu Pháp.

    Lúc này “dị nhân” trong thân bà không ngừng hành hạ, khiến bụng bà phình to. Bà thầm nghĩ:” Tìm không ra Hòa Thượng Diệu Pháp ắt là khổ, chi bằng…ta chết quách cho xong”. Thế là bà tuyệt thực, gia quyến và đệ tử kinh hoảng cầu cứu cư sĩ khắp nơi, xin hỗ trợ họ tìm Hòa Thượng Diệu Pháp.

    Bởi lúc đó có nhiều người chẳng hay biết là tôi từng tuyên bố:” Chuyện là có thực, nhưng tên là tạm đặt, không nên tìm tung tích Hòa Thượng Diệu Pháp”. Vì thiên hạ thường lên Ngũ Đài Sơn tìm hòa thượng, nhân đó phát sinh tệ nạn: Một số người xuất gia tham tài và những kẻ ưa lường gạt thừa dịp mạo danh: Xúm nhau tự xưng là Hòa Thượng Diệu Pháp để được tín đồ dâng cúng tiền tài.

    Do Ni Chân Huệ quá khổ, tôi buộc phải xuất hiện thay Ngài và bảo với các cư sĩ rằng: Hòa Thượng Diệu Pháp chỉ là tên tạm đặt. Diệu Pháp nghĩa là Phật pháp, vì Phật pháp chí là Diệu Pháp, hàm ý: Người tu nên tuân theo tôn chỉ của Phật pháp. Mọi người phải kiên trì giới minh lý, tự tịnh tâm ý, không nên ngoài tâm cầu pháp.

    Có lẽ Chư Phật và Bồ Tát đã sớm sắp xếp, nên con gái Ni Chân Huệ được giáo sư một trường Đại học nọ giúp đỡ, hẹn dẫn tới gặp tôi.

    6. Gặp Hóa Thân Bồ Tát

    Nghe vậy Ni Chân Huệ rất mừng. Âm thanh trong bụng bà cũng truyền lệnh: Gấp thỉnh tôn tượng Bồ Tát Địa Tạng Vương, thay ông cúng dường ngài Quả Khanh.
    Lúc đó đã 4-5 giờ chiều, khi gia quyến bà ra tiệm thì tiệm đã đóng cửa. Họ về kể lại tình hình…thì thấy bụng bà lại phình trướng lên. Ni Chân Huệ vội la to:
    – Xin Ngài đừng hành khổ nữa, sáng sớm mai tôi sẽ sai chúng nó đi thỉnh tượng ngay!
    Bụng bà liền trở lại bình thường.

    Hôm sau, lúc 9 giờ, tôi và Lưu cư sĩ đến chỗ hẹn gặp họ. Thấy Ni Chân Huệ và các đệ tử Tăng tục của bà đã chờ sẵn. Tôi mới hỏi Bà vài câu thì Lưu cư sĩ bỗng thì thầm vào tai tôi: ” Trên thân Ni Chân Huệ là một con Đại mãng xà!”


    Bà Lưu nói đúng, vì đầu rắn đang lắc lư phát tín hiệu, hiển lộ tướng mạo rõ ràng.

    Tôi hỏi Ni Chân Huệ:

    – Bà tu pháp môn gì?
    Ni đáp: 
    – Vốn là Thiền tịnh song tu. Sau đó tôi xem băng đĩa, bèn đổi sang kiểu tu: “Chỉ niệm một câu Phật, chỉ xem một bộ kinh” và thấy rằng: Khi mình niệm danh hiệu Phật chỉ có 4 chữ thì cảm giác phi thường tốt!

    7. Niệm Phật 4 chữ hay 6 chữ: Bồ Tát khai thị

    Tôi hỏi Bà: 

    – Nếu bà nhất quyết cho rằng tu theo thuyết: ”Chỉ niệm một câu Phật, chỉ xem một bộ kinh”… là đủ để độ người liễu thoát sinh tử”. Vậy thì Phật giảng nhiều kinh để làm gì? Bắt mọi người phải đọc và học bao nhiêu kinh đó, chẳng phải là làm lãng phí thời gian và cuộc sống của họ hay sao? Khác nào ngầm cho rằng: Phật chẳng biết đến chuyện: “Chỉ niệm một câu Phật, chỉ xem một bộ kinh thôi”… là đủ để cứu chúng sinh thoát khổ?

    Thế thì người tung ra thuyết này có trí huệ cao hơn cả Phật ư? Còn nữa, từ khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc đến nay. Lịch đại Cao Tăng đều dạy chúng ta phải ” Thâm nhập kinh tạng, trí huệ như biển”. Đều dạy chúng ta phải niệm: Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Nam mô: có nghĩa là Quy y, sao lại bác bỏ, loại chữ Nam mô ra, không cần niệm nữa? 

    Bà thân là Sư phụ, lại dạy người chỉ cần niệm 4 chữ: ” A Di Đà Phật” thôi, vậy có nghĩa là: Những gì lịch đại Tổ sư truyền dạy từ xa xưa tới giờ thảy đều sai cả đấy ư?

    Xin hỏi bà: Bà xuất gia 9 năm rồi, tại sao chỉ vì xem một đĩa giảng thì phủ nhận hết tất cả những kiến thức trí huệ chứa trong kinh Phật mà mình đã từng theo học và tiếp thu suốt 9 năm?

    8. Hệ lụy của Tu sai

    Bà một bề tự khởi thấy biết sai lệch, khăng khăng cố chấp. Rồi nhất loạt bài trừ, phủ nhận hết bao kinh điển lẫn tám vạn bốn ngàn pháp môn Phật giảng. Lại còn gạt phăng lời Sư phụ dạy mình qua một bên, khiến đệ tử mê lầm theo: Từ bỏ không học kinh điển, đánh mất cơ hội khai mở trí huệ, tu trì chân chính. Bà làm vậy mà không thấy hổ thẹn ư? 

    Bởi vì bà thay đổi pháp tu, hưởng kinh động, khiến cho đám đệ tử chuyển sang tu sai lầm hết theo bà! Do chư Phật, Bồ Tát từ bi, không nỡ nhìn bao người tu lạc theo bà, tự hủy hoại hết bao công phu chân chánh. Vì vậy vị gá trên thân bà chẳng phải quỷ quái chi nhập vào đâu, mà chính là Long thần Hộ pháp đến giúp. Họ bức ép bà phải tìm chúng tôi, để chúng tôi giải rõ, chỉ thẳng cho bà hiểu: “Nếu như bà chịu hồi đầu, tu hành theo con đường Sư phụ bà đã dạy, thì bệnh sẽ tự lành”.

    Ni Chân Huệ nói:

    – Tôi cũng thầm biết vị gá trên thân tôi không phải là ma quỷ.
    – Bà đã biết là do Hộ pháp làm ra, thế sao còn tuyệt thực?
    Bà không đáp, tôi hỏi: 
    – Bà có chịu quay về phương pháp tu hành chân chính trước đây để tiến lên không? 
    Bà đồng ý, đột nhiên bà bảo tôi:
    – Vị hộ pháp trên thân tôi nói: ” Ông ấy muốn ra đi, xin Ngài sắp xếp giúp cho một chỗ…?
    Tôi nói: Hễ đến nơi nào thì chỗ đó tốt, còn hỏi tôi làm gì.

    9. Hộ pháp từ nơi Quán Thế Âm Bồ Tát

    Chợt nhớ tới bức tượng Địa Tạng mà họ mua định cúng dường để dưới lầu, tôi liền bảo mãng xà trên Ni Chân Huệ rằng: 
    – Tôi không đủ tư cách nhận thọ ông cúng dường, nên sẽ thay ông chuyển tôn tượng này đến cúng cho đạo tràng Tịnh Châu. Nơi ấy hiện đang thiếu tôn tượng Bồ Tát Địa Tạng.

    Lúc này mặt Chân Huệ lộ vẻ hớn hở tươi cười, hiện sắc khinh an thư thái, không còn lắc lư nữa.
    Trưa đó mọi người dùng cơm với nhau. Đại chúng chứng kiến cảnh vừa rồi tâm tư đều xúc động. Phật, Bồ Tát vì cứu độ chúng sanh. Vì thành tựu cho chúng sanh, nên dùng đủ mọi phương tiện giáo hóa, giúp chúng ta không lìa chánh đạo. Ni Chân Huệ hồi đầu, không những thành tựu cho mình, mà còn thành tựu cho chúng sanh. Cảm tạ chư Phật, chư Bồ Tát đại từ đại bi….Lúc cáo biệt nhau, mọi người đều pháp hy sung mãn.

    10. Thay cho lời kết

    Tối đó tôi về nhà, trong lúc kể chuyện lại cho gia đình nghe, tôi bỗng thẩy cảnh tượng hiện ra trước mắt: Không có chánh điện, Phật Thích Ca đang ngồi nơi tòa sen cao nhất ở giữa, xung quanh là hai hàng thính chúng nghe pháp. Ở giữa hai hàng chúng này có một lối đi. Ni Chân Huệ quỳ ở giữa, đang chắp tay, trên đầu bà có vầng hào quang nhỏ.

    Tôi ý thức được là Phật đang khai thị cho mình: Ni Chân Huệ là vị thực tu, có công phu, song chỉ vì nhất thời mê muội mà đi sai đường. Bỗng tôi thấy Quán Thế Âm Bồ Tát lướt về hướng Phật, đối diện với Mãng xà. Ngài vẫy tay một cái, mãng xà liền tiến tới trước Phật rồi quay sang Quán Thế Âm Bồ Tát. Mãng xà lắc mình, làm biển cả dậy sóng phát ra âm thanh rì rào…trong chớp mắt mặt sóng tiêu tan, mãng xà không còn.

    Chỉ thấy Bồ Tát Quán Thế Âm đang đứng trên một con rồng, tôi lập tức hiểu ra: Con mãng xà gá trên mình Ni Chân Huệ, chính là con rồng này hóa hiện. Lúc đó tâm trạng tôi vô cùng xúc động…(Báo ứng hiện đời)
     

    (Nên niệm Phật 4 chữ hay 6 chữ)

    Tuệ Tâm 2019
     

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Chia sẻ