Vô tình tạo nghiệp ác do sử dụng hình ảnh Phật - Bồ Tát

2021-07-05 10:13:43.0
Dù các hình ảnh Phật và Bồ tát ở đây chỉ là nhãn hiệu và bao bì của hàng hóa nhưng nếu bất cứ ai dù vô tình dẫm đạp lên cũng bị tổn giảm phước đức.

MỤC LỤC

    1. IN HÌNH ẢNH PHẬT, BỒ TÁT, THÁNH, THẦN..LÊN CÁC SẢN PHẨM.

    • Người học Phật, hễ nhìn thấỵ hình tượng Phật Bồ Tát đều nên lễ lạy, cung kính. Nhưng hiện nay việc Phật Bồ Tát in trên vỏ hương, hộp hương, giấy lì xì, tờ lịch...rất nhiều, tết đến còn có cả in trên hộp mứt tết. Điều quan trọng khi chúng ta đã dùng xong rồi thì lên xử lý thế nào.
    • Vấn đề hình ảnh Phật, Bồ tát bị lạm dụng làm nhãn hiệu hàng hóa (nhang, đèn, thực phẩm chay…) và bị chính những người con Phật đi chùa đốt nhang vô tình hủy phạm thật đáng để chúng ta trăn trở, ưu tư và tìm cách khắc phục. Dù các hình ảnh Phật và Bồ tát ở đây chỉ là nhãn hiệu và bao bì của hàng hóa nhưng nếu bất cứ ai dù vô tình dẫm đạp lên cũng bị tổn giảm phước đức.
    • Có khi đi qua một số nơi, sau khi đốt hương xong vứt ngay bao đựng hương vào thùng rác, nào rác bẩn xung quanh, hoặc dẫm ngay lên bao hương in hình Phật, Bồ Tát.
    • Hoặc có khi những hình Phật, Bồ Tát bé in trên các tấm thiệp, in trên lá bồ đề hay in trên lì xì. Dùng xong cũng nhiều khi Thấy hình tượng quý ngài vứt lung tung, gió bay,...nhiều người đi qua đi lại, dẫm bẩn lên.

    2. PHẢI LÀM GÌ KHI NHÌN THẤY HÌNH ẢNH PHẬT, BỒ TÁT, THÁNH, PHÁP BẢO bị giẫm đạp...

    • Để giải quyết triệt để vấn đề thì phải hướng đến sự chấm dứt việc lạm dụng hình ảnh Phật, Bồ tát làm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa. Theo khảo sát, ngoài những cơ sở sản xuất “chui” còn lại những cơ sở khác chuyên sản xuất hương đốt dùng nhãn hiệu với hình Phật, Bồ tát có cơ sở pháp nhân, pháp lý rất rõ ràng được in trên bao bì. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có sự kiến nghị, can thiệp một cách kiên quyết của Giáo hội với nhà nước; với cơ quan chứng nhận, cấp phép đăng ký nhãn hiệu sản phẩm và với các cơ sở sản xuất. Thiết nghĩ, ngăn chặn việc lạm dụng hình ảnh Phật, Bồ tát vì mục đích thương mại là điều tối cần và điều này chỉ duy nhất các cấp Giáo hội mới làm được. Trong khi chờ đợi sự can thiệp của Giáo hội, mỗi người con Phật, mỗi chùa có thể vận dụng các phương thức đã nêu hoặc tự tìm ra một giải pháp cho riêng mình để giảm thiểu đến ít nhất sự vô tình hủy phạm hình, ảnh Phật và Bồ tát đang phổ biến, làm tổn giảm phước đức và tổn thương lòng kính trọng đối với tất cả những người con Phật.

    Vô tình mắc nghiệp ác do vứt ảnh, dẫm đạp ảnh Phật, Bồ Tát

    • Để khắc phục tình trạng nêu trên, biện pháp khả thi trước mắt là mỗi chùa phải thực sự lưu tâm, trực tiếp giáo dục, giảng dạy cho Phật tử ý thức tôn trọng, kính ngưỡng hình ảnh Phật, Bồ tát. Ở gia đình, khi đốt hương xong, người Phật tử phải đem hình Phật, Bồ tát cất giữ hoặc đốt cháy. Tuyệt đối không được đem bỏ vào sọt rác hoặc vứt bỏ bừa bãi. 
    • Không những nhìn thấy hình tượng Phật, Bồ Tát. Mà đối với các câu kinh Điển, kệ chú,câu Phật hiệu hoặc tên của chư Tồ, tên của Các Vị Xuất Gia, Tên của Cha Mẹ, tên của các vị lãnh đạo, Tên các vị Thánh, Thần, Hương Linh, Tên Người,...đều nên khởi tâm cung kính. Không thể vứt bừa rồi tuỳ tiện sử dụng bất tịnh.
    • Hoặc các hình tướng biểu Pháp cho Phật Pháp như : hoa sen, bánh xe pháp luân, chữ vạn,....chúng ta cũng đều phải nghĩ đó là Pháp bảo, Nhìn thấy như nhìn thấy Phật mà cung kính. Ấn Quang Đại Sư có câu “ Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mời phần lợi ích “
    • Chúng ta tu hành, không chỉ ở trước tượng Phật, niệm Phật, lễ Phật nhiều. Mà còn ờ ngay Tại Tâm mình có thể cung kính đối với hết thảy người và sự hay không. Đối với hình tượng Phật, Bồ Tát hay danh hiệu Phật mà còn vứt bừa, dẫm đạp lên thì chúng ta làm sao có thể “ cung kính “ được với người và sự nghịch duyên mình.
    • Khi cần tới Phật, Bồ Tát chúng ta kêu cầu, khấn vái, khi không cần chúng ta lại mặc tinh dẫm đạp, vứt bần linh tinh. Vậy thử hỏi, chúng ta tu học Sẽ nhận được lợi ích từ đâu ?
    • Hoà Thượng Thượng Quảng Hạ Khâm có nói: “Phải biết trân quý giấy trắng (có thể viết chữ). Hễ tờ giấy nào có viết chữ kinh điển thì đừng vứt trong thùng rác, nên đốt nó đi. Đây cũng là 1 thứ đức hạnh “
    • Nhìn thấy giấy có chữ, rơi, vứt vạ hãy nhặt lên. Nều có thể sử dụng hãy sử dụng bằng không hãy hoá đi. Vì chữ là thể hiện cho trí tuệ, hãy nên tiếc quý.

    3. ẤN QUANG ĐẠI SƯ DẠY CÁCH HÓA TRANH, ẢNH, KINH SÁCH PHẬT GIÁO ĐỂ KHÔNG BỊ PHẠM PHẢI NGHIỆP ÁC

    • Chọn nơi sạch sẽ thanh tịnh, trì chú Đại Bi, Bát Nhã, Niệm Phật xong rồi hoá. Hoá xong phần tro đó đem bỏ bát hương thờ phụng như Xá Lợi Phật. 
    • Kinh cũ rách nát phải tiêu hủy như nào để không phạm lỗi:  Hãy nên để ở chỗ thanh tịnh trong nhà, dùng một cái nồi lớn hoặc một cái chậu sắt Tây to, phía dưới lót giấy thiếc, đặt kinh lên trên, phía trên lại phủ giấy thiếc để khỏi bị bay lung tung. Chờ khi lửa tắt, thu lấy tro ấy chứa trong miếng vải mới, bên trong lại bỏ thêm cát sạch, hoặc đá sạch, ngói sạch, bỏ nơi chỗ sâu trong sông hay biển, để khỏi mắc lỗi. Nếu chẳng bỏ thêm cát đá bên trong, tro sẽ nồi lên không chìm, lại trồi tấp vào bờ, rốt cuộc bị ô uế. Đốt kinh mà dụng tâm như vậy ắt có công đức, ắt chẳng bị tội khiên. Nếu không, tôi chẳng dám nói. _ Ấn Quang Đại Sư.
    • Nếu không biết trì chú, hoặc thấy khó khăn, hãy mang lên chùa để nhờ các sư Thầy tiêu hủy giúp, đó là biện pháp an toàn mà thiết thực nhất.

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ