“- Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni đã lâu ngày của Ta, tối thắng là Màhàpàjapati Gotamì.
- Trong các vị nữ đệ tử… đại trí tuệ, tối thắng là Khemà.
- Trong các vị nữ đệ tử… đầy đủ thần thông, tối thắng là Uppalavannà.
- Trong các vị nữ đệ tử… trì Luật, tối thắng là Patàcàrà.
- Trong các vị nữ đệ tử… thuyết pháp, tối thắng là Dhammadinnà.
- Trong các vị nữ đệ tử… tu Thiền, tối thắng là Nandà.
- Trong các vị nữ đệ tử… tinh cần tinh tấn, tối thắng là Sonà.
- Trong các vị nữ đệ tử… thiên nhãn, tối thắng là Sakulà.
- Trong các vị nữ đệ tử… có thắng trí mau lẹ, tối thắng là Bhaddà Kundalakesà.
- Trong các vị nữ đệ tử… nhớ đến các thời quá khứ, tối thắng là Bhaddà Kapilànì.
- Trong các vị nữ đệ tử… đã chứng đạt đại thắng trí, tối thắng là Bhaddà Kaccana.
- Trong các vị nữ đệ tử… mang thô y, tối thắng là Kisàgotami.
- Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, đầy đủ tin thắng giải, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Sigalàmàtà.
Trích Trường Bộ Kinh - Bản dịch của HT Thích Minh Châu
XIV. Phẩm Người Tối Thắng
Đức Phật Thuyết về 13 Nữ Ðệ Tử Tỷ Kheo Ni.”
Bà Gotami ( Kiều Đàm Di) là em gái của hoàng hậu Maya, chính là mẹ ruột của ngài Nanda( Nan Đà). Hai chị em bà cùng kết hôn với vua Tịnh Phạn (Suddhodana - thân sinh ra Thái Tử Tất Đạt Đa là Phật Thích Ca Mâu Ni sau này). Sau khi vua Tịnh Phạn qua đời, Nanda và Rahula (La Hầu La, con trai của Đức Phật) theo Phật xuất gia, bà Mahàpajàpati Gotami không còn bất kỳ một niềm vui thú nào đối với cuộc đời này nữa, và bà xin Phật cho xuất gia, nhưng Phật không đồng ý, Ngài nói: “Nếu người nữ xuất gia thọ Đại giới trong giáo pháp của Phật thì sẽ khiến cho Phật pháp trụ thế không lâu dài”. Nhưng Ngài Anan đã khéo thỉnh cầu Phật cho phép nữ giới gia nhập Tăng đoàn, trở thành những vị Tỳ kheo ni đầu tiên. Do nỗ lực tu tập, không bao lâu sau, Tỳ kheo ni Mahàpajàpati chứng quả vị A la hán với trí tuệ trực giác và phân tích; những Tỳ kheo ni cùng xuất gia với ngài cũng lần lượt thành tựu Thánh quả.
Đến khi Thế Tôn ở Tỳ Xá Ly (Vesàli) tuyên bố không quá ba tháng sau sẽ nhập Niết bàn tại Ta La song thọ, xứ Câu Thi Na (Kusinara), Mahàpajàpati nghĩ rằng: “Ta không kham nhẫn nhìn thấy Như Lai diệt độ, ta nên diệt độ trước”. Nữ Tôn giả đã đến xin phép Phật nhập diệt trước và được chấp nhận. Sau khi Mahàpajàpati công bố với Ni đoàn về quyết định nhập diệt của mình thì 500 vị Tỳ kheo ni cũng phát nguyện nhập diệt theo. Chính Thế Tôn trực tiếp đưa nhục thân Mahàpajàpati đến chỗ hỏa thiêu, lấy gỗ chiên đàn chất lên trên thân di mẫu, chủ trì lễ trà tỳ. Xá lợi cuả Mahàpajàpati cùng 500 vị Tỳ kheo ni được xây tháp phụng thờ.
Nữ Tôn giả Khema, trước đây là ái phi của vua Bimbisāra ( Vua Tần Bà Sa La). cai trị nước Magadha (Ma-kiệt-đà). Nữ tôn giả là vị có Trí Tuệ đệ nhất trong Ni đoàn, cũng như tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) bên chư Tăng.
Xem thêm: Lịch âm hôm nay - Lịch âm năm 2022 - Xem ngày tốt xấu
Vua Bimbisāra và Hoàng Hậu Videhi đều là những Phật tử tín tâm, sau khi nghe Pháp của Phật thì vua Bimbisāra và hoàng hậu Videhi đều chứng Sơ quả tức là Tu Đà Hoàn. Tuy nhiên, thì vua có một chuyện chưa hài lòng về thứ phi của mình là bà Khemà bà luôn luôn tự hào và hãnh diện về sắc đẹp của mình, đôi khi hơi thái quá làm cho ông khó chịu. Sau khi học hiểu được giáo pháp, đức vua biết rằng, sắc đẹp của mỹ nhân giống như đóa hoa, một lúc nào đó sẽ nhạt phai, sẽ ố sắc và rữa hương. Chính vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp tinh thần được thấm nhuần hương vị của chánh pháp mới không bị hư mục theo thời gian, Vua đã khéo khuyên bà Khemà đến gặp Phật, cuối cùng bà Khemà cũng bị ông thuyết phục. Đức Phật bèn biến ra 2 cô tiên nữ vô cùng xinh đẹp, đôi mắt bồ câu, sửng sốt. Đẹp quá. Cả hai vừa tuổi độ trăng tròn, trang sức xiêm y quá sức lộng lẫy, quá sức quý phái, quá sức kiêu sa, quá sức gợi cảm, quá sức mỹ miều không thể có được trên thế gian này! Bà thật tủi hổ khi từ lâu đã tự hào, kiêu hãnh bởi sắc đẹp của mình. đó mà đã trở thành thanh nữ rồi. Đôi mắt hoa sen ẩn trong màu nước trong xanh vời vợi kia đã có gì đổi khác! Hai bờ môi chín mọng đỏ hồng như quả chà là đã có pha ở đấy một chút gió, chút sương! Làn da trắng mịn như chồi măng non đã mơ hồ có một làn mây nhạt phớt qua. Cặp nhũ đầy đặn, căng tròn như búp sen đã bắt đầu tiêu hao nhựa sống! Cái eo thon thả rồi nở ra cái lưng ong, cái mông ong đã có dấu hiệu chững lại! Và rồi, kìa, có sự thay đổi rất nhanh nữa, đã trở thành thiếu phụ, lão phụ trong một thoáng mắt! Bà Khemā bàng hoàng! Ôi! Còn đâu sắc đẹp thanh tân, trinh bạch, diễm kiều? Còn đâu vóc dáng tơ nõn căng tròn nhựa sống? Hai cô tiên nữ kia, bây giờ chỉ còn là hai cái xác nhăn nheo, nước da sạm đen mốc thếch và sần sùi như làn da cóc. Răng rụng, móm mém, phều phào nước nhớt, nước dải rỉ ra từ hai bên mép; tóc bạc lốm đốm bụi bẩn, tay chân run rẩy, cái lưng cong gập xuống như cái giàn xay! Còn nữa, cả hai chợt ôm bụng, nhăn nhó, đau khổ, quằn quại; khuôn mặt méo mó, mắt như lồi ra, rên rỉ thảm não. Rồi cả hai bỗng co quắp, đổ ụp xuống, trợn mắt, ngoẹo đầu, tắt thở trong cảnh kinh hoàng, kinh khiếp. Nhìn cảnh tượng ấy, bà Khemā tràn đầy kinh cảm, rởn cả tóc gáy, tự nói với chính mình:“Ôi! Có gì nữa mà tự hào, hãnh diện? Ngươi đã thấy chưa, đã sáng mắt ra chưa hỡi con Khemā si mê, ngu ngốc! Tuổi trẻ, sắc đẹp, vóc dáng thanh xuân rồi sẽ một thoáng qua mau! Bệnh hoạn, già yếu, thống khổ, tử vong một lúc nào đó như cơn lũ lớn, nó sẽ cuốn trôi tất cả, phá sản tất cả, diệt mất tất cả. Hãy thức tỉnh đi thôi!” Cuối cùng sau khi nghe Phật kệ bài Pháp bà đã chứng quả Nhập Lưu ( Tu Đà Hoàn), bà xin phép vua cho Xuất gia. Sau này, đức Phật giao nhiệm vụ cho tỳ-khưu-ni Khemā với vai trò như là một nữ đại đệ tử có trí tuệ đệ nhất, thường thuyết pháp hóa độ cho rất nhiều nữ giới tín phục, quy y hoặc sống đời xuất gia phạm hạnh.
Uppalavannà vốn là cô tiểu thư xinh đẹp, trong thời Đức Phật Padumuttara rằng: cô đã được Đức Phật Padumuttara thọ ký Này cận-sự-nữ! Từ đại-kiếp trái đất này, còn lại 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa. Đến thời kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian. Khi ấy, hậu kiếp của con sẽ trở thành tỳ-khưu-ni là bậc Thánh-nữ Tối-thượng thanh-văn đệ-tử xuất sắc nhất về phép-thần-thông trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.”
Sau khi nghe Đức-Phật Padumuttara thọ ký xác định thời gian còn lại như vậy, cô tiểu-thư vô cùng hoan hỷ tiếp tục bồi bổ 10 pháp-hạnh ba-la-mật suốt 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa.
Đến thời kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, kiếp áp chót của cô là vị thiên-nữ sau khi chết, đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh đầu thai làm con của gia đình phú-hộ tại kinh kinh-thành Sāvatthī
Khi sinh ra một bé gái rất xinh đẹp, có màu da hồng hào như màu cánh sen hồng, nên đặt tên là Uppalavaṇṇā.
Khi đến tuổi trưởng thành, cô tiểu-thư nổi tiếng là người xinh đẹp trong cõi Nam-thiện-bộ-châu, các công-tử, phú-hộ đều gởi người đến xin cầu hôn với cô tiểu-thư của ông phú-hộ, khiến ông phú-hộ gặp phải điều khó xử, bởi vì không thể nào làm vừa lòng tất cả những người ấy được. Cho nên, ông phú-hộ chỉ còn có một cách gọi đứa con gái đến hỏi rằng: có muốn xuất gia đi tu không, thì Uppalavannà lúc này rất hoan hỉ mà đồng ý ngay, kiếp này cũng là kiếp chót của nàng.
Sau khi trở thành tỳ-khưu-ni không lâu, một hôm, ban đêm đốt đèn trong chánh-điện, nhìn thấy ánh sáng đèn, tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇa dùng làm đề-mục thiền-định tejokasiṇa: đề-mục-lửa, để thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi sử dụng bậc thiền sắc-giới thiện-tâm làm nền tảng, làm đối-tượng thiền-tuệ, để thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, cùng với tứ-tuệ-phân-tích, đặc biệt chứng đắc lục-thông.
Về sau, Đức-Phật tuyên dương Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇa là bậc Thánh-nữ Tối-thượng thanh-văn đệ-tử xuất sắc nhất về phép-thần-thông trong các hàng nữ Thanh Văn đệ tử của Đức-Phật Gotama, đúng theo nguyện vọng của Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇa đã được Đức-Phật Padumuttara thọ ký trong quá khứ.
Mặc dù là Đệ nhất Thần thông trong hàng Ni Chúng, nhưng Ngài Tỳ Khưu Ni Uppalavannà cũng không tránh được khỏi
Một thuở nọ, Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇa ở trong cốc nhỏ trong rừng, Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni đi vào kinh kinh-thành Sāvatthī để khất thực.
Khi cô tiểu-thư Uppalavaṇṇa còn sống tại gia, tên Nanda là con của một người cô, say mê sắc đẹp của cô tiểu-thư Uppalavaṇṇa. Đến khi cô tiểu-thư Uppala-vaṇṇa đã xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni và đã trở thành bậc Thánh-A-ra-hán.
* Tên Nanda theo dõi biết Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇa ở trong rừng, biết giờ Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni đã đi khất thực, nên y lén vào cốc của Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇa trong rừng, nằm chờ ở dưới giường.
Khi khất thực độ xong, Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇa trở về cốc trong rừng, vừa ngồi lên giường, tên Nanda bò ra từ dưới giường, dùng sức mạnh cưỡng hiếp Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni. Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni đã ngăn cấm rằng:
– Này tên si mê ngu muội (bāla)! Ngươi chớ nên làm điều tội lỗi!
– Này tên si mê! Ngươi chớ nên làm điều tội lỗi!Mặc dù Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni đã ngăn cấm, nhưng tên Nanda vì quá si mê, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê sợ tội lỗi, nên đã dùng sức mạnh hãm hiếp Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni do năng lực dục vọng của y.
Cho nên, y đã tạo ác-nghiệp trọng-tội, mặt đất nứt nẻ ra, ngọn lửa phun lên hút y vào trong lòng đất.
Tên Nanda sau khi chết, ác-nghiệp trọng-tội cho quả tái-sinh trong cõi đại-địa-ngục Avīci ngay trong ngày hôm ấy, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy bị thiêu đốt trong cõi đại-địa-ngục ấy suốt thời gian lâu dài nhiều đại-kiếp trái đất.
Cẩn Bạch : Chúng con vì lợi ích đa số mà thu nhặt những lời dạy, bài pháp của những người đang vì lợi ích chúng sinh mà chỉ dạy, vì vậy chúng con xin được phổ biến lại tại trang web này, rất mong Quý Thầy, Cô, Anh Chị Em đạo hữu hoan hỷ cho phép sử dụng vì mức đích phổ cập số đông. Nếu có vi phạm bản quyền rất mong Quý thầy bỏ qua và phản ánh tại : [email protected] , chúng con xin gỡ bỏ, và gửi lời sám hối. Namo Buddhāya!