Những Việc Nên Làm Ngày Lễ Phật Đản để được tăng Phước

2022-05-04 08:25:18.0
Từ góc nhìn đời sống, mùa Phật đản chính là dịp để mỗi người cùng tri ân Đức Thế Tôn - người chỉ ra con đường giải thoát cho nhân loại. Theo vận hành vũ trụ học, mùa Phật đản là dịp thù thắng để người Phật tử thực hành tu tập, làm thiện hạnh giúp tích lũy và tăng trưởng công đức.

MỤC LỤC

     

    1. Ngày lễ phật đản vào ngày nào?

    Lễ Phật đản là 1 trong 3 ngày lễ lớn của đạo Phật, gồm có lễ Vu Lan, lễ Thành đạo và lễ Phật đản. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

    Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

    Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng) và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

    2. Những việc nên làm ngày lễ Phật Đản để tăng phước báu 

    Từ góc nhìn đời sống, mùa Phật đản chính là dịp để mỗi người cùng tri ân Đức Thế Tôn - người chỉ ra con đường giải thoát cho nhân loại. Theo vận hành vũ trụ học, mùa Phật đản là dịp thù thắng để người Phật tử thực hành tu tập, làm thiện hạnh giúp tích lũy và tăng trưởng công đức. Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, Phóng Sinh, Bố Thí Cúng Dường..., Tụng Kinh Niệm Phật ...

    2.1 Ăn chay 

    Ăn chay là điều tiên quyết nên làm trong ngày mùng 1, ngày rằm âm lịch, đặc biệt là ngày Lễ Phật Đản. Bên cạnh đó, ăn chay còn khiến tâm hồn thanh tịnh, thanh lọc tạp niệm, giảm việc sát sinh.

    Bạn có thể tự mình làm những bữa chay ấm cúng đơn giản tại nhà để ngày lễ này trở nên ý nghĩa hơn.

    2.2 Tự răn mình luôn làm điều phúc thiện

    Cùng với lễ Vu Lan, lễ Thành Đạo thì lễ Phật Đản là 1 trong 3 ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật, là ngày được các Phật tử trên khắp thế giới thành tâm kính ngưỡng về chư Phật. Đại Lễ Phật Đản cũng được coi là 1 hoạt động sinh hoạt tâm linh mang tính ổn định của Phật giáo.

    Vào dịp lễ thù thắng này, hàng ngàn Phật tử cùng đổ về các ngôi chùa dâng hương lễ Phật, thành tâm cầu phúc. Mỗi người tự nhắc mình phải làm điều phúc thiện, không phải vì mong chờ phúc báo mà làm vì tâm mình mách bảo.

    Vào dịp lễ thù thắng này, hàng ngàn Phật tử cùng đổ về các ngôi chùa dâng hương lễ Phật, thành tâm cầu phúc. Mỗi người tự nhắc mình phải làm điều phúc thiện, không phải vì mong chờ phúc báo mà làm vì tâm mình mách bảo.

    Phật tử có thể đến chùa làm công quả, nghe giảng đạo về thuyết cuộc sống, cũng có thể dành thời gian, tiền bạc và công sức để tham gia công tác xã hội, bảo vệ môi trường hay làm từ thiện, tặng quà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Làm phúc để bày tỏ lòng từ bi mà Đức Phật luôn răn dạy, là một trong những việc ý nghĩa nhất để cúng dường lên chư Phật.

    2.3 Tham gia các khóa chuyên tu nhập thất

    Mục đích của các khóa chuyên tu là để giúp cho những Phật tử tại gia có điều kiện thuận lợi cắt bớt trần duyên, đến chùa tu tập trau dồi giới đức, nhất tâm niệm Phật, chứng nghiệm sự an lạc trong giáo pháp của Phật.

    Cắt bớt trần duyên: Trần có nghĩa là bụi bặm; cắt bớt trần duyên nghĩa là cắt bớt cái duyên bụi bặm. Thường người ta gọi là trần thế hay thế gian, để chỉ cho cõi đời này. Tại sao lại gọi cõi đời này là bụi bặm? Trong kinh A Di Đà, Đức Phật cũng nói cõi đời này là ngũ trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sinh trược, mạng trược, là năm thứ nhơ bẩn…

    Vì trong cuộc đời này chúng ta thường đắm chìm vào năm thứ ham muốn (ngũ dục) là tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn ngon, ngủ kỹ. Đó là những thứ mà con người chúng ta bị lệ thuộc, bị ràng buộc vào đó. Từ những thứ ham muốn đó nó lôi kéo chúng ta đi vào cái vòng tham, sân, si, phiền não, nối tiếp theo muôn ngàn điều ác. Vì muốn có được tiền tài, sắc đẹp, danh lợi mà chúng ta phải lao vào tính toán, thậm chí gây ra biết bao tội lỗi để phục vụ cho ngũ dục. Vấn đề mà chúng ta thấy trong thế gian ít ai tránh khỏi, đó là nghiệp nhà, nghiệp gia đình, vợ chồng, con cái, từ cái nghiệp nhà này đã gây biết bao nhiêu điều phiền toái, bất hạnh xảy ra.

    2.4 Giữ tâm trong sáng, hướng thiện

    Đạo đức Phật giáo có thể giúp con người hướng thiện. Giáo lý nhà Phật đề cao triết lý từ bi, hỷ xả, khuyến khích con người giữ tâm trong sáng, hướng thiện, Phật giáo đã đi vào lòng người, thúc đẩy con người ta hoàn thiện nhân cách đạo đức con người, hướng tới xã hội bác ái.

    Trong mùa Phật Đản, các Phật tử càng phải nhớ giữ tâm mình sáng trong, luôn hướng về cái thiện. Nghi thức tắm Phật cũng là thời điểm để Phật tử phải giữ tâm thanh tịnh, để dòng nước tinh khiết gột rửa mọi suy nghĩ, lời nói tội lỗi.

    Sau nghi lễ tắm Phật, các Phật tử cũng thường chia nhau nước tắm Phật hoặc dùng nước đó vẩy lên người khác, lòng tâm niệm điều đó sẽ mang lại bình an, sức khỏe cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

    Nghi lễ tắm Phật trong ngày Phật Đản ngoài mục đích kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh thì còn mang ý nghĩa sâu sắc, giúp con người ta tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh “ba nghiệp thân khẩu ý” của con người.

    Mỗi người nếu có thể bớt đi lòng đố kị, kiêu căng, sân hận và ích kỷ, lại sống chan hòa, bao dung hơn với mọi người thì cuộc sống tất sẽ bình an và hạnh phúc hơn nhiều.

    2.6 Dana

    Cho ra một cách rộng rãi, bố thí, cúng dường. Cụ thể cúng dường một trong bốn tứ vật dụng đến Tăng đoàn. Cho mà không mong đợi một sự hoàn trả nào từ người nhận.

    2.7 Sīla

    Trì giới, giữ gìn sự trong sạch về mặt đạo đức và luân lý ngăn ngừa một cá nhân không đi trệch ra ngoài con đường Bát Chánh Đạo. Giữ giới cũng giúp cá nhân tự kiềm chế những hành động bất thiện. nếu là người Phật tử thì giữ gìn 5 giới ( Không sát sinh, Không trộm cắp, Không tà dâm, không nói dối, không uống rượu)

    Không sát sinh

    Đức Phật chế định 5 giới luật và các Phật tử phải thọ trì gìn giữ, trong đó không sát sinh là giới luật đầu tiên trong ngũ giới. Vào ngày Phật Đản, các Phật tử cũng không nên sát sinh, tốt nhất nên ăn chay cầu phúc, tránh họa Nhân Quả báo ứng.

    2.8 Bhavana

    Trau giồi hay phát triển tâm linh, thiền tập

    2.9 Hồi hướng phước báu cho người thân đã qua đời ( tụng kinh, niệm phật, phóng sinh, bố thí... rồi đem công đức có được hồi hướng cho người mất...)

    Trì chú

    Chúng ta hãy bắt đầu với thần chú nổi tiếng nhất thế giới, đó là tâm chú của Bồ-tát Quán Thế Âm “Án Ma Ni Bát Di Hồng” (Om Mani Padme Hum). Khi trì thần chú này, hãy tập trung vào âm thanh của chú và để âm thanh thâm nhập vào tận tâm thức của mình. Luôn luôn trì chú với ý tưởng mang lợi ích đến cho người khác. Không bao lâu, chúng ta sẽ thấy mình trở nên dễ thương hơn, khoan dung hơn, bớt bối rối hơn và trở nên bình tĩnh hơn.

    Đây là cách tạo ra công đức vô lượng, không thể nghĩ bàn. Dễ thực hiện. Bạn có thể trì nhiều loại chú khác nhau. Phổ biến nhất là Chú Đại Bi, Lục Tự Đại Minh Chú…

    Đọc/tụng/thọ trì Kinh

    Kinh gì mình thấy thích là được. Không cần phải phân vân nên tụng Kinh này hay Kinh kia, Kinh nào nhiều công đức hơn, đã là Kinh Phật thì tụng Kinh nào cũng đều có công đức cả. Cũng không nhất thiết phải ngân nga như các nhà Sư ở trong chùa, cứ đọc bình thường là được.

    Niệm Phật

    Niệm danh các vị Đại Bồ Tát (Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật; Nam Mô A Di Đà Phật; Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát; Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát….). Đây là cách tạo công đức dễ dàng nhất. Bạn không phải ngồi đọc như tụng Kinh, không cần phải nhớ các bài chú quá dài, bạn chỉ cần niệm danh hiệu các Ngài mọi lúc mọi nơi: Lúc đi đường, lúc làm việc nhà, lúc nấu ăn, lau nhà … lúc chờ xe buýt, lúc không có việc gì làm…ai ai cũng có thể làm được.

    Một cách thức mạnh mẽ không ngờ để giải trừ những ác nghiệp là niệm danh hiệu Phật và lễ Phật sám hối. Trong khi niệm Phật chúng ta phát khởi ý nghĩ sám hối về những nghiệp xấu đã tạo ra trong những kiếp trước và ngay trong kiếp sống này. Niệm Phật thành tâm, nhờ tha lực của chư Phật cùng với sự tự lực của bản thân sẽ giúp cho những bất thiện nghiệp của chúng ta tiêu tan dần theo năm tháng.

    Phóng sinh

    Nếu không có điều kiện làm hàng ngày thì bạn có thể làm hàng tháng. Lưu ý: Khi chọn mua vật phóng sinh bạn không nên dặn hay đặt trước với người bán, vì như vậy người bán họ sẽ phải gom cho bạn đủ số lượng thì công đức phóng sinh sẽ bị giảm đáng kể. Cách tốt nhất là mỗi ngày đi chợ bạn thấy con vật nào còn sống khỏe thì cứ mua ngẫu nhiên về và phóng sinh. Nên phóng sinh các loài thủy tộc dễ sống như: Lươn, chạch, ốc, cá trê, cá lóc hoặc các loại chim, dế…. Không nên mua các con vật phóng sinh ở gần đền, chùa nơi mà người ta cố tình bán cho người đi chùa phóng sinh, làm như vậy là mình đang tiếp tay cho họ bắt gom động vật cho mình phóng sinh.

    Công đức của việc phóng sinh thì không thể nghĩ bàn.

    2.10 Tùy hỷ phước báu

    Hoan hỷ với công đức hay thiện nghiệp do người khác làm. Vui với việc làm tốt của mọi người mà không sinh tâm ganh ghét đố kỵ.

    2.11 Ứng dụng Phật pháp trong đời sống hàng ngày

    Bên cạnh việc cúng dường Tam Bảo, trong ngày lễ Phật Đản cũng như những ngày bình thường khác, Phật tử cũng cần phải ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hàng ngày của chính mình. Đừng chỉ nghĩ đến bản thân mà phải nghĩ tới cha mẹ, ông bà, con cháu, giúp mọi người cùng hướng thiện, cùng tu tập hạnh giải thoát.

    Nghe và hành trì giáo lý Phật pháp mà sửa đổi bản thân, bớt thói đố kị, kiêu căng, sân hận, cố gắng sống tốt đời đẹp đạo, lại truyền giảng những giáo lý tốt đẹp cho mọi người xung quanh để tất cả được bình an, hạnh phúc.

    Nếu chỉ trong ngày Đại lễ Phật Đản chúng ta mới thấy vui rồi lại bị những nỗi buồn lo, được mất cuốn đi thì chưa phải biết ơn và đền ơn chư Phật.

    Đã là người con của Phật thì không riêng gì ngày Phật Đản mà bất cứ ngày nào cũng đều nên tâm niệm: Không sát sinh, siêng làm việc thiện, chăm phóng sinh, gạt bỏ tham sân si, sống một đời yên an.

    2.12 Phục vụ người khác

    Phục vụ người khác thì khá rõ rồi, vì vậy không cần phải đi sâu vào chi tiết.

    2.13 Khiêm tốn

    Khiêm tốn là một loại đức hạnh làm chỉ cho người khác thương mến chúng ta, vì nó trái ngược tính kiêu ngạo chỉ đưa đến sự sân hận. Nếu chúng ta vẫn cần sự hỗ trợ và thiện chí từ người khác và không muốn bị mọi người xa lánh, chúng ta nên tỏ ra khiêm tốn.

    Có chánh kiến là hiểu quy luật thiên nhiên (nhân quả) hay chân lý chi phối sự hiện hữu của chúng ta, như attahi attano nadho, chúng ta là nơi nương tựa của chính chúng ta, vì chúng ta chính là người tự làm cho mình hạnh phúc, buồn, tốt, hoặc xấu. Khi chúng ta hiểu được điều này, chúng ta sẽ biết cách sống sao cho được hạnh phúc và thịnh vượng, vì chúng ta hiểu rằng qua các hành động đúng đắn hoặc tốt lành, chúng ta sẽ được hạnh phúc và nếu chúng ta hành động sai trái hoặc bất thiện, chúng ta sẽ chịu đau khổ.

    2.14 Chánh kiến

    Khi nhìn thấy hình sắc xấu, tốt cũng như khi nghe âm thinh thuận tai, chướng tai, khi cảm giác êm ấm, thoái mái dễ chịu, khi ngửi một mùi thơm hay thối đều không có chướng ngại thân tâm thì đó là Chánh kiến; khi lục căn tiếp xúc lục trần không dính mắc là Chánh kiến, tức là một sự hiểu biết mà không có khổ đau, đó là Chánh kiến.
    Một sự hiểu biết mà không có sự dối trá, gian xảo, không có sự lừa đảo, lường gạt, không có sự phi đạo đức thì đó là Chánh kiến.
    Một sự hiểu biết mà không có ảo tưởng, trừu tượng, không có tưởng tri thì đó là Chánh kiến.
    Chánh kiến nơi đâu thì nơi đó có đời sống giới luật, nơi đâu có đời sống giới luật thì nơi đó có Chánh kiến. Nơi đâu sống đời sống phạm giới, phá giới thì nơi đó không có Chánh kiến.
    Nơi đâu có Chánh kiến thì nơi đó có tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự. Và vì vậy, nơi đó có sự giải thoát của đạo Phật.
    “Chỉ có tâm ly dục mới hiểu được mình, được người bằng chánh kiến”

    2.15. Nghe pháp

    Nghe Pháp là một kinh nghiệm rất lợi lạc  vì Giáo Pháp là giống như ngọn đèn trong bóng tối sẽ xua tan ảo tưởng trong tâm trí của chúng ta đã làm chúng ta mê mờ không thấy được chân lý. Chẳng có lợi ích nào thu được từ việc kết giao với những người lừa dối. Chúng ta thay vào đó nên gắn bó với những người không lừa dối, như Đức Phật và các đệ tử cao quý của Ngài, những người đã thấy được ánh sáng của Giáo pháp và nhờ đó họ biết phân biệt phải trái, tốt xấu. Nếu chúng ta thường xuyên nghe họ giảng dạy Giáo Pháp, chúng ta sẽ có kiến thức, trí tuệ và cái thấy sâu sắc, chúng giúp cho chúng ta chỉ làm những gì là tốt và đúng và do đó sẽ tạo ra kết quả tốt và thuận lợi. Với những lý do này,  nghe nói Pháp là một cách khác để tạo phước báu.

    Giảng dạy Giáo Pháp cho người khác là một cách khác nữa để tạo công đức. Nếu chúng ta biết về Giáo pháp, cho dẫu chỉ một chút thôi, chúng ta cũng nên dạy cho người khác. Khi một người nào đó chúng ta biết rơi vào thời kỳ khó khăn và không biết làm thế nào thoát ra khỏi tình trạng khó khăn đó, một vài lời khuyên từ  Giáo pháp có thể vô cùng hữu ích, và có thể tạo cho người đó sức mạnh để thực hiện chúng.

    2.16. Giảng dạy Giáo pháp

    Ngày nay, chúng ta  thiếu Giáo pháp. Khi gặp khó khăn, chúng ta không biết quay vào đâu để tìm sự hỗ trợ và khích lệ  bởi vì chúng ta đã không  đi đến các chùa  để nghe giảng dạy Giáo Pháp, để rèn luyện và  phát triển tâm ý của chúng ta. Vì vậy, khi chúng ta rơi vào khó khăn, chúng ta không biết làm thế nào để đối phó với chúng trong khi thực tế tất cả chúng đều có thể dễ dàng giải quyết việc ấy nếu chúng thể chấp nhận được sự thật rằng bất cứ điều gì nếu sẽ như vậy thì sẽ là như vậy.

    xem thêm: Có những cách tạo phước nào

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ