Tội sát sanh là gì - Tự Sát có phạm tội sát sanh không

2022-09-19 17:27:41.0
Người hủy hoại mạng sống của chính mình (tự sát) dù bằng cách nào đi nữa thì người đó có phạm vào nghiệp sát sanh hay không?

MỤC LỤC

    I. Sát sanh là gì, như thế nào thì phạm tội sát sanh

    Giới sát sanh có 5 chi pháp
    1- Đối tượng bị hại là sinh vật có thức tánh
    2- Kẻ giết biết rõ đối tượng là sinh vật
    3- Có tâm sát hạị
    4- Hành động cố sát
    5- Đối tượng bị chết vì sự cố sát ấy
    Hội đủ 5 điều này phạm giới sát sanh,

    Tất cả chúng-sinh đều chết cả thảy, không ngoại trừ một ai cả. Mỗi chúng-sinh chết do hết tuổi thọ, do mãn nghiệp hỗ trợ, do hết tuổi thọ và mãn nghiệp hỗ trợ, đó gọi là chết đúng thời (kālamaraṇa).

    Trường hợp chúng-sinh có thể duy trì, kéo dài sinh-mạng thêm cho đến hết tuổi thọ, đến mãn nghiệp hỗ trợ…nhưng chúng-sinh ấy bị người khác giết hại, cắt đứt dòng sinh-mạng trước thời gian hạn định tuổi thọ của chúng-sinh ấy, gọi là pāṇātipātā: giết hại chúng-sinh.

    Nếu người nào có tác-ý tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm giết hại chúng-sinh hợp đủ chi-pháp của điều-giới sát-sinh, thì người ấy phạm điều-giới sát-sinh.

    Một số ví dụ để hiểu rõ hơn về tội sát sanh

    Một người ra chợ mua miếng thịt lợn đã có sẵn trên bàn, hỏi người ấy có phạm tội sát sanh không?

    - Đáp: Người ấy không phạm tội sát sanh vì trong này thiếu chi pháp ( người mua không hề có tâm muốn giết hại, và không có hành động cố sát, đối tượng không bị giết bởi sự chủ ý đó) nên người này không phạm tội sát sanh.

    Một người ra chợ, thấy có con cá tươi, muốn mua nhưng không muốn tự tay sát hại mà bảo người bán hàng sát hại giúp. Thì người mua có phạm tội sát sanh không?

    - Đáp: Trường hợp này người mua có phạm tội sát sanh mặc dù không trực tiếp làm. ( Bảo người làm bằng cách sai khiến, ra hiệu, viết giấy, ra quyết định....) đều là tội sát sanh.

    II. Không Sát sanh được 23 Quả Phúc

    1. Được Trường Thọ

    2. Thân không tàn tật

    3. Ít bệnh hoạn

    4. Thân hình vừa vặn

    5. Thân thể xinh tốt

    6. Tướng khoan thai cao ráo

    7. Cử chỉ linh hoạt

    8. Bước chân đi dáng đẹp

    9. Vẻ mặt tươi sáng

    10. Tính tình nhu hòa

    11. Tinh thần an vui

    12. Tâm dạn dĩ dũng cảm

    13. Có nhiều sức mạnh

    14. Nói năng bạt thiệp

    15. Không bị quần chúng bắt nạt

    16. Không có sự kinh hoàng sợ hãi

    17. Không bị kẻ thù hãm hại

    18. Không bị chết do người cố sát

    19. Không có chuyện bực mình

    20. Thân thể sạch sẽ

    21. Có đông tùy tùng

    22. Được mọi người thương mến

    23. Không gặp cảnh sanh ly tử biệt

    (Nguồn FB Samāhitacitto Phúc Nguyên)

    III. Tự Sát có phạm tội sát sanh không

    Người hủy hoại mạng sống của chính mình (tự sát) dù bằng cách nào đi nữa thì người đó có phạm vào nghiệp sát sanh hay không? 

    "Tất cả chúng sanh tự giết mình bằng vũ khí, uống thuốc độc, thắt cổ hay nhảy xuống vực do sân hận, Khi chúng sanh đó chết bởi mãnh lực sân hận như đã nêu, ắt hẳn sanh vào khổ cảnh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh...

    Đức Phật thuyết trong bổn sanh Ekanipāta trong cùng một vấn đề như vậy rằng:

    "Người có bản tính ưa sát hại người khác như vậy thì sẽ phải bị chê trách từ người khác lúc đang con sanh tiền, và sau khi mệnh chung thì sanh vào cõi Khổ như địa ngục..."

    Do nhân này, mới trình bày cho thấy rằng chỉ có duy nhất sự tự sát thì không được xếp vào hoàn thành "con đường của nghiệp" sát sanh

    Hơn nữa trong 5 chi của sát sanh ấy, thì người tự sát hẳn không đủ 5 chi, tức là thiếu điều Pháp biết chúng sanh có mạng sống. Nghĩa là trong điều Pháp nói chúng sanh có mạng sống này, không có ý lấy chính mình mà lại hàm ý đến chúng sanh khác ngoài mình ra. Do đó, việc tự sát cũng không hoàn thành "con đường của nghiệp" để thành tựu nghiệp sát sanh. 

    (Trích T Chương V, Giáo trình Siêu Lý Trung Học Quyển 1/3 - Tỳ Kheo Siêu Thành)

     

     

     

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ