Âm lịch: 29/10/2032
Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) là ngày lễ quốc tế được cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS.
Âm lịch: 1/11/2032
Hòa Thượng THÍCH HUỆ QUANG, húy thượng Không hạ Hành, tự Từ Tâm, hiệu Huệ Quang, thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 41. Thế danh Dương Quyền. Ngài sinh ngày 10 tháng 01 năm Đinh Mão (1927) tại thôn Phước Hải, huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa. Ngài trụ thế 83 năm, hạ lạp 57 năm.
Âm lịch: 17/11/2032
A-di-đà hay A Di Đà là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng Phạn: amitābha và amitāyus. Amitābha dịch nghĩa là "vô lượng quang" - "ánh sáng vô lượng"; amitāyus có nghĩa là "vô lượng thọ" - "thọ mệnh vô lượng". Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa. A-di-đà trụ trì cõi Cực lạc ở phương Tây. Phật A-di-đà được tôn thờ trong Tịnh độ tông tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Tây Tạng, tượng trưng cho Từ bi và Trí huệ.
Âm lịch: 20/11/2032
Đây là khoảng thời gian ngày có nắng yếu nhất và cũng là ngày ngắn nhất. Tại Tp Hồ Chí Minh, tiết Đông Chí là một ngày “tết” quan trọng trong năm của người Hoa
Âm lịch: 20/11/2032
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam xem đây là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân"
Tháng 12 là những ngày giữa mùa đông, ngày ngắn đêm dài. Khi các quốc gia tại Bắc Bán Cầu bước vào mùa đông lạnh giá thì các quốc gia bên Nam Bán Cầu lại bước vào thời điểm giữa mùa hè. Ở Việt Nam và nhiều nước khác vào ngày này đã tổ chức lễ Giáng Sinh bởi những người theo đạo Thiên Chúa Giáo cho rằng vào 0h00 ngày 25/12 chúa Jesus đã ra đời. Do đó, đây cũng là ngày vô cùng quan trọng của những tín đồ Thiên Chúa giáo, họ xem đây là ngày tết chính của mình và tổ chức rất lớn. Tháng 12 Dương Lịch gọi là December là do bắt nguồn từ gốc Latin, được đặt theo Lịch La Mã cổ, đơn giản chỉ là số đếm theo Lịch La Mã, không có gì đặc biệt. Trong Lịch La Mã thì Tháng 1,2,3,4,5,6 được đặt tên theo các Vị Thần. Tháng 7 và 8 đặt tên theo 2 người trị vì đế chế La Mã. Từ tháng 9,10,11,12 là đặt theo hệ số đếm của La Mã. Đó là Tháng 12 Dương Lịch, còn Tháng 12 Âm Lịch còn gọi là Tháng con Trâu hay còn gọi là tháng Sửu, gọi theo tên loài cây là Lạp Nguyệt, hay còn gọi là Tháng Chạp. Kết thúc 1 năm Âm Lịch. Tháng cuối cùng còn gọi là tháng củ mật trong âm lịch là tháng Quý đông 季冬 (cuối mùa Đông) tháng kiến Sửu 丑 còn gọi là Ngưu nguyệt 牛月(tháng con Trâu). Đây là tháng thứ 12 theo lịch nhà Chu là tháng vua nghỉ ngơi đi săn bắn, còn đặt lệ: cứ cuối năm tế tất niên gọi là “đại lạp” 大臘, vì thế nên tháng 12 cuối năm gọi là “lạp nguyệt” 臘月. Với người Việt, đây là tháng cuối cùng của một năm mọi người ngưng các công việc để hướng về Tổ Tiên với sự ghi nhớ công ơn của Tiền nhân (góp Giỗ làm Chạp), và tổ chức đi “chạp mả” tức là dọn sửa lại mồ mả Ông Bà Cha Mẹ. Để mọi người ghi nhớ việc “phải làm” nên gọi là “tháng chạp mả”, để rồi từ “tháng chạp mả” thêm từ “Lạp nguyệt” của Hán tự được gọi chệch đi nên tháng này được gọi là “tháng Chạp”.