Âm lịch: 13/1/1947
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay theo Hiến pháp, đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất nước Việt Nam, và được đảm bảo bằng Điều 4 Hiến pháp năm 1980.
Âm lịch: 22/1/1947
Tổ Phước Huệ, Tăng cang Hòa thượng húy thượng Ngộ hạ Tánh, tự Hưng Long, hiệu Phước Huệ. Thế danh Nguyễn Văn Cự, sinh ngày mồng 8 tháng 4 năm Ất Hợi (1875) tại làng Trung Kiên, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Âm lịch: 24/1/1947
Ngày Valentine. Nó được đặt tên theo thánh Valentine, - một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên - và cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân, và bạn bè khác phái, họ bày tỏ tình cảm của mình bằng cách gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, sô-cô-la
Âm lịch: 30/1/1947
Hòa Thượng Thích Khánh Anh là một vị cao tăng bác học. Sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, giáo hóa lợi sanh của Ngài rất lớn lao. Ngài xứng đáng là viên đá lớn trong lâu đài Phật Giáo Việt Nam.
Âm lịch: 7/2/1947
Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày 27 tháng 2, bắt đầu từ sau năm 1955, gắn với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế. Bộ Y tế Việt Nam đã lấy ngày 27 tháng 2 làm ngày truyền thống của ngành.
Âm lịch: 8/2/1947
Đêm mồng 8 tháng 2 âm lịch, Thái tử Tất Đạt Đa ( Đức Phật Thích Ca) từ bỏ tất cả, phụ vương, ngai vàng, vợ con, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc của một hoàng tử, khoác trên mình bộ áo màu vàng đơn giản của người tu sĩ, từ nay bắt đầu cuộc sống không nhà của người xuất gia cầu đạo. Khi đó Ngài mới 19 tuổi.
Âm lịch: 8/2/1947
Tôn-giả A-nan-Đà, là dòng dõi hoàng tộc, con người chú ruột của Thái-tử Sĩ-Đạt-Ta, tức là em họ của đức Phật. Tôn-giả A-nan-Đà là bậc kỳ tài hiếm có trên thế-gian này, vì Ngài có một bộ óc siêu phàm tuyệt vời. Ngài nhớ được tất cả những lời đức Phật giảng dạy hàng ngày mà Ngài đã được nghe trong suốt thời gian hai mươi lăm năm làm Thị-giả cho đức Phật.
Tháng 2 đến cũng là lúc vào tiết lập xuân, chào đón năm mới. Theo Tử Vi Phương Đông, năm mới không phải bắt đầu từ ngày 01/01 âm lịch mà nó được tính chính xác từ ngày Lập Xuân đầu tiên, tức là thường sẽ rơi vào ngày mùng 4 tháng 2 hoặc ngày 5 tháng 2. Tháng này cũng là lúc diễn ra các hoạt động như cúng tế, cầu phúc, đính hôn, chúc thọ, du xuân, dâng sao giải hạn...Xét về mặt thời tiết, khí hậu thì từ thời điểm này trở đi ở miền bắc Việt Nam-tính từ đèo Hải Vân trở ra, do ảnh hưởng giao thời của hai luồng gió giao mùa là gió đông-bắc và gió đông-nam, bắt đầu có mưa nhỏ kéo dài còn gọi là mưa phùn làm độ ẩm của không khí và đất lên cao gây ra hiện tượng nồm (hiện tượng làm hơi nước ngưng tụ lại trên bề mặt các đồ vật tiếp giáp gần với mặt đất cũng như nhà cửa). Trong nông nghiệp thì hiện tượng này mang lại một số lợi ích do cây trồng bắt đầu có đủ lượng nước cần thiết để phát triển. Tháng 2 Dương Lịch được đặt theo tên Tử thần là Februo mà gọi là Februarius, sau tháng Februarius và trước khi quay vòng lại tháng Martius. Người ta còn gọi là tháng Cầu siêu và coi là một tháng xấu vì thường đem tử tù giết vào tháng này. Cũng vì thế đây là một tháng đặc biệt chỉ có ít ngày nhất, chỉ có 28 ngày ở năm thường và 29 ngày ở năm nhuận.( năm nhuận Dương lịch có 366 ngày - 4 năm lại có 1 năm Nhuận Dương Lịch) Đó là Tháng 2 dương lịch, vậy còn Tháng 2 âm lịch gọi là Tháng con Mèo, hay còn gọi là tháng Mão, gọi theo tên loài cây là Hạnh Nguyệt hay còn gọi là Tháng Hoa Mơ