Âm lịch: 14/2/2007
Ngày cá tháng Tư, nhằm ngày 1 tháng 4 dương lịch hàng năm, còn gọi là ngày nói đùa, ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước, là ngày mà theo phong tục cũ tại một số quốc gia, bạn bè thường hay bày trò đùa giỡn nhau.
Âm lịch: 15/2/2007
Khi giác hạnh của Ngài đã viên mãn thì Phật đã 80 tuổi. Đến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi, yếu già. Năm ấy Ngài vào hạ ở rừng Sa La trong xứ Câu Ly, cách thành Ba La Nại chừng 129 dặm.
Âm lịch: 19/2/2007
Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (sa. amitābha) và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Quốc và Việt Nam, Quan Âm hay được diễn tả dưới dạng nữ nhân.
Âm lịch: 21/2/2007
Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì
Âm lịch: 22/2/2007
Lễ Phục sinh (hay còn được gọi là Easter Day, ngày Chúa sống lại, ngày Chúa phục sinh...) chính là một ngày lễ rất quan trọng đối với những người theo Kitô giáo (bao gồm Công giáo, Đạo Tin lành, Anh giáo, Chính thống giáo).
Âm lịch: 29/2/2007
Lễ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là “Vào năm mới”, (còn gọi là lễ chịu tuổi), là lễ Tết lớn nhất trong năm của người Khmer
Âm lịch: 10/3/2007
Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày dỗ tổ mùng 10 tháng 3"- Đây là một trong những ngày Hội truyền thống của người dân tộc Kinh để tưởng nhớ đến vua Hùng, vị vua có công lao dựng nước.
Âm lịch: 14/3/2007
10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập
Tháng 4 đến, khi tiết Xuân phân đã qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa chuyển sang Tiết Thanh Minh. “Thanh Minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh” Thanh Minh trong câu thơ của nhà thơ Nguyễn Du hàm ý là tháng 3 âm lịch, chính xác Tiết Thanh Minh hàng năm sẽ cố định trong vòng 15 ngày từ ngày mùng 5 tháng 4 hoặc ngày 6 tháng 4 đến hết ngày 19 tháng 4. Tiết Thanh Minh gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ tiên, của những người đi trước. Con cháu quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tưởng nhớ tổ tiên và sum họp với gia đình. Thông thường, vào dịp này, người trong gia đình sẽ tổ chức tụ họp người thân, làm lễ tảo mộ, thăm viếng và dọn dẹp mộ phần của ông bà tổ tiên. Đối với người Phương Tây, tại sao họ gọi tháng tư là April đến giờ vẫn còn là 1 bí ẩn. Có một giả thuyết được biết đến nhiều nhất là tên của tháng được bắt nguồn từ gốc Latin “aprilis” của từ “aperire” có nghĩa là “mở”, thể hiện rằng vào thời điểm này trong năm cây hoa bắt đầu đâm chồi nảy nở mạnh mẽ. Ngoài ra, theo lịch sử Lịch La Mã cổ đại thì 4 tháng đầu tiên được đặt theo tên của các vị thần, Tháng 4 được đặt theo tên thần Aphrodite, vị thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp. Đó là Tháng 4 Dương Lịch, vậy còn Tháng 4 âm lịch gọi là Tháng con Rắn, hay còn gọi là tháng Tỵ, gọi theo tên loài cây là Mai Nguyệt hay còn gọi là Tháng Hoa Mai